Thứ 7, 20/04/2024, 00:01 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bé 2 tuổi đã loét dạ dày vì thói quen chăm con bảo thủ của cha mẹ

Bé 2 tuổi đã loét dạ dày vì thói quen chăm con bảo thủ của cha mẹ
(Tieudung.vn) - Câu chuyện về bé gái mới 2 tuổi đã bị loét dạ dày được một bà mẹ chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến hàng nghìn bà mẹ khác phải giật mình.

Câu chuyện về bé gái mới 2 tuổi đã bị loét dạ dày được một bà mẹ trên mạng đã khiến hàng nghìn bà mẹ khác phải giật mình trước thói quen mà hầu như ai cũng mắc phải.

Theo đó, chị X (giấu tên) một lần nhận thấy con gái 2 tuổi biểu hiện khác thường, người mệt mỏi, không chịu ăn uống dù dỗ dành thế nào. Đến nửa đêm, bé nôn mửa ra thứ lạ có màu nâu đậm. Gia đình vội vàng đưa bé đến bệnh viện cấp cứu.

Bé 2 tuổi đã loét dạ dày vì thói quen chăm con bảo thủ của cha mẹ - ảnh 1

"Sao cháu bé thế mà đã bị viêm loét dạ dày được?". Ảnh: Health

Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện xong, bác sĩ chuẩn đoán có thể bé gái đã bị xuất huyết dạ dày. Chị X vô cùng ngạc nhiên hỏi lại "sao cháu bé thế mà đã bị viêm loét dạ dày được" và khẳng định mình không hề cho con ăn gì khác lạ.

Sau khi nội soi, bác sĩ kết luận: đứa trẻ đã bị loét dạ dày và hỏi tình hình sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của bé. Nghe xong, câu trả lời của bác sĩ khiến cả gia đình giật mình.

Bé 2 tuổi đã loét dạ dày vì thói quen chăm con bảo thủ của cha mẹ - ảnh 2

Chị X thường xuyên dùng đũa ăn, thìa ăn của mình để bón cho con. Ảnh: dreamstime.com

Qua kiểm tra cho thấy mẹ đã bị nhiễm vi khuẩn HP, vi khuẩn này đối với người lớn thì không sao nhưng đối với trẻ nhỏ thì lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi sức đề kháng của trẻ rất kém, dạ dày khá mỏng. Việc người mẹ mớm đồ ăn, ăn chung thìa, đũa, cốc... với con đã khiến vi khuẩn HP lây lan.

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) - "thủ phạm" chính gây viêm, loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày

Dạ dày là một "hồ axit" rất khắc nghiệt, tiêu hủy hầu hết các loại vi sinh vật đi qua, nhưng vi khuẩn HP lại "sống khỏe" trong dạ dày bằng những cơ chế bảo vệ rất riêng của nó, điều đó cho thấy việc tiêu diệt HP không phải dễ dàng. Hầu hết nhiễm HP sẽ không có triệu chứng gì nên sẽ rất khó trong nhận biết. Chỉ những trường hợp HP gây loét dạ dày tá tràng thì bệnh nhi sẽ đau bụng, ăn khó tiêu, hay thức giấc ban đêm, ợ chua.. Khi đó chúng ta mới nghi ngờ và phát hiện bệnh.

Nếu như trước đây các bệnh viện và cơ sở y tế ít ghi nhận trường hợp nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em dưới 5 tuổi, thì hiện tại tình trạng này đã thay đổi. Theo thống kê của Bạch Mai thì tỷ lệ trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng là 35-55%, trại mồ côi là 75%. Trẻ em dưới 1 tuổi nhiễm vi khuẩn HP cũng dao động từ 20-35%, từ 3 đến 10 tuổi là 45-50%, trên 15 tuổi là 55-85%.

Theo viện Y học Ứng dụng Việt Nam, vi khuẩn HP thường ít gây bệnh ở trẻ em, tuy nhiên, khi gây bệnh thì việc điều trị phức tạp hơn người lớn với tỷ lệ đề kháng kháng sinh và tỷ lệ bị tái nhiễm sau điều trị rất cao. Tình trạng trẻ em nhiễm vi khuẩn HP ngày 1 tăng đang trở thành thách thức lớn cho chuyên gia và các bác sĩ.

Về nguyên nhân lây nhiễm, PGS.TS Nguyễn Thúy Oanh – chuyên gia tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết, miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất. Sự tái nhiễm và lây lan vi khuẩn HP chủ yếu qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cả trong cộng đồng.

Bé 2 tuổi đã loét dạ dày vì thói quen chăm con bảo thủ của cha mẹ - ảnh 3

Không ngâm, rửa chung dụng cụ ăn uống của con với gia đình. Ảnh: splendidtable.org 

Bác sĩ cũng đưa lời khuyên, để tránh đường lây nhiễm chính là miệng - miệng (cụ thể là nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa), chúng ta nên tránh thói quen chung bát chấm, gắp thức ăn cho nhau, không nhai mớm cơm, thổi canh cho con trẻ.

Tags:
4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.56321 sec| 775.703 kb