Lợi ích khi mang thai ăn cá hồi
Cá hồi tốt nhưng bà bầu nên ăn vừa phải. Nguồn ảnh: Internet
Tốt cho trí não thai nhi: cũng giống với những loài cá khác, cá hồi chứa Axit béo không no – giúp tế bào não và hệ thần kinh phát triển ổn định. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, DHA là chất vô cùng quan trọng để phát triển tế bào não.
Giúp ổn định tâm trạng bà bầu: dưỡng chất DHA có trong cá hồi có khả năng làm cải thiện, ổn định tâm trạng cho các bà mẹ đang mang bầu hoặc sau khi sinh. Thường thì khi mang thai hoặc sau sinh các chị em sẽ bị xáo trộn về mặt tâm lý.
Bảo vệ tim mạch: lượng Axit béo Omega-3 có trong cá hồi sẽ làm giảm lượng Cholesterol xấu có trong máu, ngừa bệnh tim mạch, giảm đột quỵ hiệu quả. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa như Vitamin A, Vitamin E, Selen hay Kẽm có trong cá hồi sẽ bảo vệ gen di truyền trong tế bào của bé, giúp tim mạch thai nhi khỏe mạnh, chống lại các tác nhân bên ngoài.
Phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi: Vitamin B3, Vitamin B6, Vitamin B12 sẽ hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Chủ yếu nhất là DHA, sẽ giúp hệ thần kinh và võng mạc của bé phát triển.
Giàu protein và Amino Axit: Protein và Amino Axit có trong cá hồi rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều loại Vitamin như A, D, Phốt pho, Magiê, Kẽm, Iốt hay Canxi sẽ giúp xương chắc khỏe.
Nguy cơ có thể xảy ra khi bà bầu ăn cá hồi
Bà bầu ăn cá hồi sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng thực phẩm này. Ăn nhiều cá hồi có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số tác dụng không mong muốn:
Nhiễm độc thủy ngân
Cá hồi là một trong những loại cá mà thịt của chúng chứa rất ít thủy ngân. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều cá hồi có thể sẽ làm tăng lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể. Do đó, tốt nhất là bạn chỉ nên bổ sung lượng cá hồi vừa đủ.
Nhiễm độc PCB
Biphenyl PCB hoặc polychlorination đều là những chất có hại cho cơ thể vì chúng có thể gây ung thư. Trong cá hồi có thể có tồn đọng chất này, vì thế, mẹ bầu ăn cá hồi quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nguy hiểm.
Bên cạnh đó, PCB cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra sự những sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn cá hồi bao nhiêu là tốt?
Để tránh gặp phải tình trạng nhiễm thủy ngân hoặc những tác dụng phụ không mong muốn khi tiêu thụ cá hồi, mẹ bầu chỉ nên ăn cá hồi trong giới hạn cho phép.
Theo đó, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 300g cá hồi/tuần và phải chế biến sạch sẽ, được nấu chín trước khi ăn.
Món ngon với cá hồi
Cá hồi sốt cam
Nguyên liệu:
Cá hồi: 1 miếng
Đậu Hà Lan: 100g
Cà rốt: 1 củ
Cam tươi: 1 quả
Gia vị: Hạt nêm, đường, vừng rang, rượu vang trắng, lá húng, lá thyme khô, dầu ăn
Cá hồi cắt thành miếng vuông hoặc chữ nhật dày.
Ướp cá hồi với một ít rượu và hạt nêm (có thể không cho rượu).
Cà rốt thái miếng cỡ ngón tay út.
Cam tươi vắt lấy nước ra 1 cái chén riêng, nếu cam hơi chua thì hòa thêm chút đường.
Đậu Hà Lan rửa sạch, chần sơ qua nước sôi.
Đặt chảo lên bếp, đun nóng chút dầu ăn.
Cho cá hồi vào chiên chín 2 mặt rồi gắp ra đĩa.
Cũng trên chảo đó, cho thêm một ít dầu ăn rồi đổ cà rốt và đậu Hà Lan vào, nêm chút hạt nêm.
Tiếp đó cho nước cam vào, nêm nếm lại cho vừa ăn sau đó nhẹ nhàng xếp các miếng cá vào chảo xốt, đun lửa vừa cho rút bớt nước, cá ngấm xốt là được.
Lấy cá ra dĩa, trang trí thêm cà chua, rau thơm là có thể dùng ngay.
Ruốc cá hồi
Nguyên liệu:
Cá hồi: 500g
Sữa tươi không đường: 1 bì
Rượu trắng: 2 muỗng
Gừng tươi: 1 củ
Hành tím: 2 củ
Sả: 1 cây
Muối trắng: 1 muỗng
Cách làm:
Cá hồi mua về lọc da, lọc xương, làm sạch rồi đem ngâm vào trong sữa tươi để khử bớt mùi tanh.
Gừng, hành, sả rửa sạch, bóc vỏ, đập dập.
Cho cá hấp chín cùng gừng, hành, sả để thịt có được thơm hơn.
Đợi thịt cá nguội rồi cho vào cối giã hoặc máy xay nhuyễn.
Cho lên bếp xao vàng là có thể sử dụng được.
Để ruốc nguội, cho vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.