Khả năng gây mê và ngộ độc nếu ăn quá nhiều
Theo các chuyên gia, trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine - vốn là một chất giúp bảo vệ cây cà tím, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê. Do vậy khi ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc. Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể phá hủy được chất này.
Ảnh minh họa
Theo đó, một số triệu chứng có thể gặp phải là nóng rát, cổ họng, buồn nôn, nôn ói hay rối loạn nhịp tim. Phản ứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, theo các chuyên gia, nếu bạn chỉ ăn cà tím với lượng thấp đến vừa phải thì sẽ không gặp các triệu chứng ngộ độc solanine.
Gây tiêu chảy nặng nếu ăn quá nhiều
Ảnh minh họa
Trong Đông y, cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, người tiêu dùng nói chung, đặc biệt là những người đang gặp vấn đề ở dạ dày, yếu mệt hay thể trạng kém đặc biệt không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Gây ngứa ngoài da
Ảnh minh họa
Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh, bạn cần nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.
Cản trợ việc hấp thụ sắt của cơ thể
Ảnh minh họa
Nghiên cứu về nasunin - một chất phytochemical có trong cà tím cho thấy chất này có thể liên kết với sắt và loại bỏ nó ra khỏi tế bào, được gọi là quá trình thải sắt. Đối với số ít người có lượng sắt trong cơ thể quá nhiều thì quá trình này có thể hữu ích. Tuy nhiên, với những người bình thường hoặc có lượng sắt thấp thì việc tiêu thụ cà tím quá nhiều là vô cùng có hại, bởi nó sẽ khiến bạn bị thiếu hụt sắt trong cơ thể, dẫn đến bệnh thiếu máu.
Dễ hình thành sỏi thận
Ảnh minh họa
Trong cà tím có chứa hàm lượng oxalat cao – một loại axit có thể góp phần hình thành sỏi thận ở những người dễ hấp thụ oxalat. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị nhanh chúng có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng hoặc làm chết thận. Bởi vậy, những gười bị hen suyễn hoặc mắc các bệnh về thận cũng không nên ăn nhiều các thực phẩm có chứa thành phần oxalat, kể cả quả cà tím.
Khả năng gây dị ứng cà tím
Ảnh minh họa
Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng cà tím có một tác dụng phụ đó là chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng cho cơ thể, nhất là với những người có cơ địa hay dị ứng. Triệu chứng của dị ứng cà tím thường giống với các triệu chứng của dị ứng thực phẩm khác như: ngứa môi, lưỡi hoặc cổ họng, ho khan, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau vài phút ăn cà tím, đôi khi là sau một vài giờ. Trường hợp nghiêm trọng, dị ứng cà tím có thể dẫn đến sốc phản vệ.
Cách ăn cà tìm để loại bỏ chất độc
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Không nên đun cà tím ở nhiệt độ quá cao, vì chúng sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, món cà tím chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Vì thế, khi chế biến cà tím nên để nhiệt độ thấp.
Ảnh minh họa
Nên ăn cà ninh hoặc hầm nhừ sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà tím mà vẫn giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng.
Khi chế biến cà tím không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Về cuối thu sang đông quả cà có vị hơi chát, đắng nên thiên về tính hàn hơn nên những người có thể chất hư hàn tránh ăn nhiều, nhất là người đang hay đi ngoài lỏng.
Ngoài ra nên ngâm cà qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà, làm cho món ăn ngon hơn.