Da khô ráp kém mịn màng
Dấu hiệu thiếu Omega 3 đầu tiên có thể quan sát nhận biết được đó là tình trạng da bỗng trở nên khô ráp, thâm nám và đồi mồi… Đây cũng được coi là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, trong đó có Omega 3. Việc sử dụng Omega 3 giúp giữ độ ẩm trong tế bào da, sản sinh collagen, hạn chế nếp nhăn và giữ cho bạn luôn tươi trẻ.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Khô mắt
Trong Omega-3 có chứa DHA - thành phần cấu trúc chính của võng mạc mắt giúp cải thiện thị lực và bảo vệ mắt. Có thể thiếu Omega-3 trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến thị lực, gây tổn thương và mù mắt vĩnh viễn.
Các bệnh tim mạch
Tích tụ số lượng lớn cholesterol - chất béo no thường gây hại cho cơ thể và những bệnh liên quan tới tim mạch. Nhưng ngược lại với Omega 3 - chất béo không no lại có lợi cho sức khỏe bởi vì trong Omega 3 có chứa thành phần dầu cá giúp trung hòa cholesterol giúp giảm thiểu những bệnh liên quan tới tim mạch. Việc sử dụng Omega 3 thường xuyên sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người không sử dụng.
Đối với các trường hợp bạn cảm giác nhói ở lồng ngực, các triệu chứng đau tim nhẹ có thể là hiện tượng thiếu Omega 3. Phương pháp an toàn tốt nhất là bạn nên tới cơ sở y tế tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng và từ đó thể xác định được chính xác xem mình có bị thiếu omega 3 hay không.
Mệt mỏi và trầm cảm
Omega 3 được biết đến như một chất cung cấp năng lượng và ổn định thân nhiệt cơ thể. Như vậy thêm một dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể thiếu Omega 3 là cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi do thiếu năng lượng, thậm chí diễn biến thành bệnh trầm cảm.
Đau nhức xương khớp thường xuyên
Các khớp xương dễ bị tổn thương do chấn thương, sử dụng khớp quá mức, viêm khớp… để dẫn đến tình trạng trên có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang thiếu Omega 3.
Omega 3 có vai trò vô cùng quan trọng cho cơ thể trong đó chống lão hóa xương, ngăn ngừa các tình trạng viêm khớp, đau nhức xương khớp... việc bổ sung Omega 3 sẽ biến đổi thành prostaglandin – hoạt chất có vai trò kháng viêm, chống sưng khớp, chống oxy hóa, tăng cường sự chắc khỏe cho xương. Nhớ bổ sung ngay khi cảm thấy cơ thể thiếu Omega 3 để tránh chịu ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
Suy giảm nhận thức, trí nhớ
Khi cơ thể thiếu Omega 3 gây ra tình trạng mất ngủ điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm nhận thức trí nhớ. Khi bạn mất ngủ quá nhiều ngày sẽ gây tình trạng ức chế thần kinh khiến bạn không thể tập trung tỉnh táo để làm việc làm cho hiệu quả công việc không được cao.
Vấn đề giảm nhận thức, trí nhớ sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng trong quá trình học tập, sinh hoạt và làm việc của mỗi người.
Dị ứng
Có nhiều nghiên cứu cho rằng tác hại khi cơ thể thiếu Omega 3 là nguyên nhân gây ra dị ứng. Việc thiếu dưỡng chất này sẽ làm giảm hệ thống tự miễn dịch trong cơ thể, cơ thể khó có thể chống lại. Việc cung cấp dưỡng chất Omega 3 rất cần thiết.
Cảm thấy đói thường xuyên
Một trong những dấu hiệu thiếu Omega 3 đó là tình trạng bạn thường xuyên cảm thấy đói dù trước đó đã ăn no. Từ dấu hiệu này cũng có thể suy ra bạn đang thiếu hụt axit béo Omega 3 chính vì thế bạn bổ sung kịp thời dưỡng chất này cho cơ thể. Những cơn đói thường xuyên cũng là dấu hiệu cảnh báo những bất thường của sức khỏe. Vì thế đừng nên xem thường nhé. Hãy chú ý bổ sung axit béo Omega 3 để khắc phục tình trạng này.
Làm thế nào để tăng hàm lượng Omega-3
Với những lợi ích sức khỏe của Omega-3 các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tăng cường bổ sung chất này vào chế độ ăn uống để chống lại một số biến chứng sức khỏe. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày và đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ Omega-3.
1. Bổ sung nhiều hạt lanh hơn trong chế độ ăn uống.
2. Cố gắng bắt đầu ngày mới với một ly nước ấm pha hạt Chia.
3. Ăn nhiều rau lá xanh hơn như cải xoăn, rau bina, lá cải, cải bruxen,...
4. Bất cứ khi nào đói - ăn các loại hạt và quả mọng, chẳng hạn như quả óc chó, hạnh nhân, quả việt quất, ...
5. Đối với tất cả những người không bị dị ứng với hải sản có thể có cá hồi, cá mòi, hàu,...
6. Ăn một quả bơ mỗi ngày
7. Ăn ít nhất một quả trứng mỗi ngày
8. Bổ sung đậu nành trong chế độ ăn uống (dầu đậu nành hoặc đậu nành).