Thứ 6, 13/09/2024, 13:05 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

6 dấu hiệu chứng tỏ phổi của bạn không khỏe, cần đi khám ngay

6 dấu hiệu chứng tỏ phổi của bạn không khỏe, cần đi khám ngay
(Tieudung.vn) - Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy lá phổi không khỏe, nên đặc biệt chú ý.

Bị sưng, đau một chân

Nếu vừa nghe đến dấu hiệu này, bạn có thể nhanh chóng kết luận nó chẳng liên quan gì tới phổi cả. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, một dạng cục máu đông ở chân. Sưng, đau một chân có thể là nguyên nhân gây nghẽn mạch phổi. Và, điểm liên quan ở đây là cục máu đông ở chân có nguy cơ vỡ ra và đi vào phổi gây nghẽn mạch phổi. Tiếp đó, cục máu đông ở phổi có thể vỡ gây tắc nghẽn dòng máu và gây ra những tổn thương nghiêm trọng khác.

6 dấu hiệu chứng tỏ phổi của bạn không khỏe, cần đi khám ngay

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Khàn giọng

Nếu khi bạn có vấn đề về phổi, ví dụ như phổi bị tổn thương, thì giọng nói sẽ trở nên khàn hơn. Nhiều người có thể nghĩ rằng khàn tiếng là vấn đề của cổ họng, tuy nhiên trên thực tế, nếu có bệnh ở phổi, đây cũng là một dấu hiệu.

Vì nếu có khối u trong phổi, nó sẽ chèn ép vào trung thất gây liệt dây thanh, làm giọng nói bị khàn đi. Do vậy, ngay khi thấy tiếng bị khàn hơn trước và đã loại trừ các bệnh lý về họng, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra phổi kịp thời.

Hụt hơi

Hụt hơi, khó thở và đau ngực cũng là một trong những điểm bạn cần chú ý để phòng tránh bệnh ở phổi càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp những vẫn đề cơ bản về phổi hoặc chịu nhiều áp lực cuộc sống, bạn sẽ dễ nhiễm vi trùng, vi khuẩn gây cảm lạnh hơn. Do vậy, cảm lạnh, cảm cúm cũng là những dấu hiệu bạn chớ bỏ qua. Khi cơ thể mệt mỏi do cảm lạnh hay cảm cúm, bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, hụt hơi.

Hụt hơi khi tham gia hoạt động bình thường là lời cảnh báo đến sức khỏe lá phổi của bạn. Theo đó, chức năng phổi bị tổn thương có thể phát triển thành viêm phổi do vi khuẩn hoặc viêm phế quản. Trong trường hợp này, bạn cần tới gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp và uống thuốc với liều lượng an toàn.

Dung tích phổi kém

Dung tích phổi là phương diện có thể phản ánh trực tiếp lá phổi của bạn có khỏe mạnh hay không. Nếu dung tích phổi lớn có nghĩa là chức năng của phổi tương đối tốt. Ngược lại, nếu có bệnh ở phổi, dung tích phổi cũng sẽ giảm đi.

Trong trường hợp sức khỏe bình thường, dung tích phổi của người lớn là 3000-4000 ml, nếu dung tích giảm đột ngột thì cần hết sức cảnh giác, tốt nhất nên đi thăm khám xem phổi có vấn đề gì hay không.

Khó thở

Phổi là cơ quan chính thuộc hệ hô hấp của con người. Một khi phổi bị tổn thương sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc thở, quá trình hô hấp luôn cảm giác có thứ gì đó đè nén. Vì vậy, nếu thấy khó thở thường xuyên, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để biết mình có đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào hay không.

Ho khan thường xuyên

Khi phổi phát triển sẽ làm tổn thương chất nhầy do phế quản tiết ra, gây viêm nhiễm ở phổi, chất này trào lên khoang màng phổi gây ho. Tuy nhiên, ho là tình trạng rất phổ biến giống như cảm cúm nên nhiều người dễ chủ quan bỏ qua.

Nên nếu bạn bị ho khan thường xuyên thì tốt nhất nên chủ động đi khám để biết chính xác mình có đang gặp vấn đề về phổi hay không.

Vậy làm thế nào để có lá phổi khỏe mạnh?

Muốn có một lá phổi khỏe mạnh, chúng ta nên xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, ăn uống điều độ, không nên ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồng thời uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và thải độc của phổi và cơ thể

Cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe của phổi là khiến chúng hoạt động nhiều hơn. Nếu bạn đang mắc các bệnh về phổi mãn tính, hãy liên hệ với bác sĩ để được về phương thức tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.

Ngoài ra, hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái và thái độ sống tích cực, lạc quan, điều này rất có lợi cho sức khỏe.

Tags:
2 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.26687 sec| 777.984 kb