Tình trạng mỡ bụng sau sinh là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Các mô mỡ tập trung ở vùng bụng gồm 2 loại là mỡ dưới da và mỡ nội tạng.
Mỡ dưới da là các mô mỡ nằm ngay dưới bề mặt da và dễ nhận biết bằng cách sờ, nắn.
Mỡ nội tạng là các mô mỡ nằm xung quanh cơ quan nội tạng và rất khó để cảm nhận được qua việc quan sát đơn thuần.
Thủ phạm chính gây ra tình trạng mỡ bụng chính là mỡ nội tạng. Các mô mỡ nội tạng tích tụ nhiều sẽ đẩy lớp mỡ dưới da ra phía ngoài, làm bụng trông càng béo hơn.
Kích thước quá khổ của vòng hai khiến các bà mẹ sau sinh tìm mọi cách để giảm mỡ bụng bằng các biện pháp giảm cân, ăn kiêng, vận động… Tuy nhiên, để việc giảm mỡ bụng sau sinh thực sự hiệu quả, cần phải loại bỏ cả lớp mỡ dưới da cùng lớp mỡ nội tạng. Đây thực sự là một cuộc chiến gian nan.
Động tác giảm mỡ bụng sau sinh
Nâng chân
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Bài tập này sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh của lưng và cơ bụng, duỗi tay thẳng và đặt trên sàn, sau đó từ từ nhấc chân, giữ thẳng, cách mặt đất 30cm. Nếu gặp khó khăn, lúc bắt đầu, bạn có thể tập nhấc 1 chân trước, sau đó nhấc chân còn lại. Bạn nên lặp lại từ 10 – 15 lần.
Hóp bụng
Hóp bụng là phương pháp giảm bụng hiệu quả cho mẹ sau sinh. Cho dù mẹ ở tư thế nằm nghiêng hay đang cho con bú, hãy cố gắng hóp bụng. Bài tập này sẽ giúp cơ bụng săn chắc hơn.
Gập bụng
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Đây là bài tập giúp tăng cơ bụng và giảm mỡ bụng. Và nếu muốn đốt cháy mỡ thừa hiệu quả bạn hãy tập động tác gập bụng và thực hiện các bài tập tim mạch như đi bộ, chạy, bơi lội hoặc đạp xe trong khoảng 30 phút.
Vươn tay
Giữ nguyên tư thế chuẩn bị của động tác trên nhưng lúc nâng ngực, tay bạn không đặt sau đầu mà duỗi thẳng lên trần nhà. Lặp lại 5 lần động tác này, sau đó tăng dần lên 10 lần.