Thứ 6, 22/11/2024, 09:10 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

3 nhóm người ăn cua ghẹ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe

3 nhóm người ăn cua ghẹ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
(Tieudung.vn) - Cua, ghẹ là thực phẩm bổ dưỡng những ăn không thận trọng có thể gây dị ứng, nguy hiểm cho sức khỏe.

Cua, ghẹ là một những loại hải sản có nguy cơ dị ứng cao nhất. Do lượng protein có trong cua, ghẹ khá khác biệt so với các loại protein thông thường. Ở một số cơ thể người không có khả năng nhận diện các loại protein lạ như cua, ghẹ có thể gây ra phản ứng cơ thể dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa, sưng phù nề mặt và trong cuống họng. Tuy vậy cua, ghẹ vẫn là những loại được ưa chuộng nhiều nhất bởi độ thơm ngon, nhiều dưỡng chất. Khi ăn hải sản nói chung, và ăn cua hoặc ghẹ nói riêng thì những người bị bệnh sau cần hết sức thận trọng.

3 nhóm người ăn cua ghẹ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe

Người bị dị ứng

Ghẹ thuộc loài giáp xác, giáp xác chiếm 1,5% trường hợp dị ứng thức ăn ở người lớn, một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân gây dị ứng là do chất "troponin". Ngoài phát ban, bệnh suyễn nặng và khó thở cũng có thể xảy ra nếu người bị dị ứng ăn phải thịt cua ghẹ. Nếu ban đầu bạn bị dị ứng với động vật giáp xác như cua, tốt hơn là bạn nên ăn ít hoặc không ăn là tốt nhất.

Bệnh nhân tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh gút

Cua ghẹ chứa nhiều cholesterol và những người mắc bệnh tim mạch tốt nhất không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, ghẹ là thực phẩm chứa nhiều purin, nếu bạn là bệnh nhân gút mà muốn ăn thì vẫn phải ăn điều độ.

Người có dạ dày kém

Ghẹ là loại thực phẩm có tính lạnh, nếu người có dạ dày kém ăn nhiều có thể bị khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Nếu thực sự muốn ăn, bạn có thể cho thêm gừng hoặc tía tô… và các nguyên liệu có tính ấm khác vào đun cùng để giảm ảnh hưởng của tính lạnh mà ghẹ mang lại.

Chế biến, bảo quản thế nào?

Chọn cua ghẹ ngon

Nên mua cua, ghẹ nơi có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Cua, ghẹ ngon là còn sống, đủ chân càng, mình chắc. Bấm yếm thấy cứng thì là cua già, nhiều thịt.

Không nên ham rẻ mà mua cua, ghẹ chết, mùi hôi, tanh. Cũng không nên chọn con cua, ghẹ có yếm nhẵn, mềm là cua mới lột vỏ (to, nặng nhưng nhiều nước, ít thịt).

Cua, ghẹ mua rồi, cần giữ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua ghẹ ngập trong nước vì cua dễ chết. Trên cùng dấp nước vào vào khăn, hoặc giấy báo để giữ ẩm cho cua (giúp cua sống thêm 4 - 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước).

Chế biến và sử dụng cua, ghẹ

- Luộc cua ghẹ từ 20 - 30 phút là ăn được. Cua sắp chín sẽ dần nổi lên, để cua trong nồi 2 -3 phút nữa thì vớt ra, rửa lại bằng nước sôi để nguội, rồi ăn.

- Một số người thích cho chút rượu trắng, hoặc dấm gạo vào cua ghẹ nhằm sát khuẩn trước khi ăn.

- Cần bỏ phần yếm cua, mang cua, túi xách, dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua), và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng ở giữa cơ thể cua) vì chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn - cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất.

- Cua chết nên chế biến ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập (bởi vỏ cua ghẹ chứa nhiều khuẩn, phân giải protein nhanh nên sinh nhiều độc tố).

- Cua, ghẹ chín nên đưa vào túi nilon sạch, buộc kín, để ngăn đá tủ lạnh trữ thịt cua 2 – 5 ngày. Nhưng cua, ghẹ có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe nên không dự trữ quá lâu trong tủ lạnh.

- Với lẩu cua, ghẹ, sau khi rửa sạch, tách mai, bỏ yếm và bùn bẩn bên trong cua ghẹ, rồi chặt con cua ghẹ ra làm hai.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
4.56832 sec| 788.477 kb