Mụn cóc là bệnh da liễu thường gặp do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Virus HPV này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính, bề mặt sần sùi, gọi là mụn cóc.
Mụn cóc gây tình trạng mất thẩm mỹ. Nguồn ảnh: Internet
Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, trong đó, mụn cóc thông thường mọc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Tuy không phải bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng nhưng mụn cóc xuất hiện gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh khó chịu do mất nhiều thời gian điều trị và nguy cơ lây nhiễm rất cao (như sử dụng chung đồ dùng cá nhân,…). Không những vậy, mụn cóc có thể tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh (từ vị trí ban đầu lan sang vùng da lân cận hay vùng da trực tiếp tiếp xúc do gãi, cào, chạm, sờ, cầm nắm,…). Thông thường các mụn cóc này sẽ phát triển rồi lây lan rất nhanh.
Đây là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em bị mụn cóc thường cao hơn do hay tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus HPV (nghịch đất, cát, cắn móng tay, không đi giày dép,…).
Dựa vào khu vực nổi mụn và hình dạng của mụn, mụn cóc được chia làm nhiều loại:
Mụn cóc thông thường: phát triển ở khu vực bàn tay, ngón tay, xung quanh móng. Mụn thường có hình dạng chấm nhỏ màu đen, sần sùi; thường xuất hiện ở những vùng da bị xước như do cắn móng tay hay cắt tỉa móng tay…
Mụn cóc dạng sợi mảnh: là những nốt mụn dài và mảnh mọc trên da, thường ở xung quanh mắt, mũi, miệng và phát triển rất nhanh theo cấp số nhân. Với những bệnh nhân bị nhiễm HIV, cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khả năng chống lại virus gây mụn cóc gần như không có.
Mụn cóc phẳng: là những nốt mụn nhỏ (kích thước từ 1mm đến 5mm) và ít sần sùi hơn, nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được. Mụn cóc dạng này có thể mọc ở bất cứ nơi nào, thường trẻ em bị nổi ngay trên mặt, nữ giới bị nổi ngay trên bàn chân và nam giới bị mọc mụn ở những khu vực mọc râu. Chúng thường lây lan nhanh, nhiều lúc có thể xuất hiện hàng chục nốt trên tay, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt cổ. Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần được thực hiện nhiều lần rất mất thời giờ.
Mụn cóc ở chân: thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, khiến người bệnh khó chịu và đau đớn khi di chuyển do chạm vào nốt mụn.
Trị mụn cóc tại nhà
Giấm táo
Sử dụng giấm táo pha loãng với nước là một trong những mẹo điều trị mụn cóc đơn giản tại nhà. Bởi vì, trong nguyên liệu này chứa nhiều acid malic, acid lactic, acid salicylic,… có khả năng ăn mòn các nốt mụn, ngăn chặn sự lây lan của HPV.
Khi tiếp xúc với acid có trong giấm, làn da có thể bị kích ứng hoặc nặng hơn là bỏng hóa chất. Vì vậy, bạn nên pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2 : 1. Sau đó, dùng bông y tế thấm vào dung dịch vừa pha được bôi trực tiếp lên nốt mụn và băng kín trong vòng 3 - 4 giờ rồi mới tháo ra.
Để bệnh nhanh lành, bạn nên bôi giấm táo đều đặn mỗi ngày. Trong trường hợp, vùng da có vết thương hở thì tuyệt đối không điều trị mụn cóc bằng cách này.
Lá tía tô
Trong lá tía tô chứa Limonene và Perillaldehyde, là hai hợp chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV. Để chữa trị mụn cóc, bạn có thể làm theo cách dưới đây:
Chuẩn bị một vài lá tía tô đã được rửa sạch, rồi đem giã nát.
Đắp lên bề mặt các nốt mụn phần bã vừa giã và dùng khăn sạch hoặc gạc băng cố định. Để tránh xê dịch vết đắp, bạn nên thực hiện cách làm này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Sáng hôm sau, thì tháo băng và dùng nước sạch để rửa mặt .
Sau vài tuần thực hiện cách chữa trị này, bạn sẽ thấy các nốt mụn bị teo nhỏ dần, rồi tự bong ra và biến mất hoàn toàn.