Thứ 5, 28/03/2024, 16:04 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Học trực tuyến kéo dài, phụ huynh nỗ lực hỗ trợ con thích nghi

Học trực tuyến kéo dài, phụ huynh nỗ lực hỗ trợ con thích nghi
(Tieudung.vn) - Năm học mới diễn ra trong thời điểm siết chặt giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Thay vì lo lắng vì chưa kịp chuẩn bị đủ sách, vở, đồ dùng học tập, máy vi tính... chuẩn bị cho việc học trực tuyến sẽ kéo dài thì nhiều gia đình tại TP Hồ Chí Minh đã có những cách hỗ trợ con trẻ thích nghi tốt trong hoàn cảnh đặc biệt này.

Cha mẹ học cùng con

Xác định khả năng học trực tuyến cao nên ngay từ tháng 6, chị Ngọc Thanh ngụ tại quận 7 (TP Hồ Chí Minh) đã chuẩn bị sách  vở cho hai con đang học lớp 4 và lớp 7 từ đầu tháng 6. Chị Thanh cho biết: Hàng năm vào giữa kỳ nghỉ hè, chị sẽ dẫn con đi nhà sách để mua cặp, sách giáo khoa và dụng cụ học tập nhưng năm nay dịch bệnh nghiêm trọng nên đặt hàng tại một nhà sách quen gần nhà.

“Nhờ chủ động chuẩn bị từ sớm nên các con đều cảm thấy thoải mái trong năm học đặc biệt này” - chị Thanh .

Học trực tuyến kéo dài, phụ huynh nỗ lực hỗ trợ con thích nghi

Không chỉ giáo viên, phụ huynh cũng cần có hình thức hỗ trợ để trẻ có thể hào hứng với phương pháp học trực tuyến. Ảnh minh hoạ (nguồn Internet)

Dù đã chuẩn bị sách cho con từ khi kết thúc năm học, nhưng khi được thông báo lớp tiếng Anh tăng cường, sách Tin học không nằm trong bộ sách giáo khoa thì anh Nhật, ngụ ở quận 4 (TP Hồ Chí Minh) không tỏ ra lo lắng như nhiều phụ huynh khác vì phải đợi sau thời gian siết chặt giãn cách mới có thể mua được sách cho con. Do anh đã tìm hiểu nội dung cơ bản của các môn học chưa có sách để hướng dẫn con. Anh đề nghị với con nên ghi chép thật kỹ trong mỗi tiết học, vì học trực tuyến, thời gian hạn chế nên có phần nào không hiểu hay cần tài liệu thì con phải liên lạc với cô giáo nhờ hỗ trợ.

Tuy học trực tuyến, song những dụng cụ cơ bản như bút, mực, thước kẻ... cũng rất quan trọng. Khi không thể mua được đầy đủ, gia đình chị Phương ở quận 8 (TP Hồ Chí Minh) đã tận dụng lại dụng cụ học tập của năm trước.

Chị Phương chia sẻ: Tôi đã đặt mua nhưng không được vì các cửa hàng đóng cửa nghỉ dịch. Do đó, tôi đã cùng con kiểm kê lại toàn bộ số bút mực, bút chì, gôm tẩy... để tiếp tục dùng cho năm nay. Hầu hết đều đã dùng hơn quá nửa, có những cây bút còn ít mực nhưng tôi vẫn động viên con theo tinh thần tiết kiệm và cũng để các con hiểu những khó khăn trong thời buổi dịch bệnh. Sau khi nới lỏng giãn cách nhất định sẽ mua đầy đủ cho con.

Để giúp con không cảm thấy lo lắng khi vào học, chị Phương đã kể cho con nghe những kỷ niệm đẹp trong những ngày đầu năm học ngày xưa, tuy khó khăn nhưng ắp đầy niềm vui.

"Mỗi năm gần đến ngày nhập học là mình háo hức lấy những tờ lịch cũ cẩn thận bao từng quyển tập, giấy nhãn không có nên tận dụng giấy trắng cắt thành những tờ nhãn nhỏ xinh, dùng bút màu trang trí xung quanh. Thế là có ngay một quyển tập được bao biện gọn gàng, xinh xắn. Ngày đó, trẻ con không có điều kiện mua sắm nhiều dụng cụ học tập đẹp như bây giờ, một cây bút máy dùng hai ba năm liền, còn cái cặp đựng sách vở dùng đến sờn rách mới dám xin ba mẹ mua" - chị Phương .

Dừng đến trường nhưng không dừng học tập

Để giúp con tiếp thu tốt kiến thức qua nền tảng trực tuyến, chị Ngọc Thanh, quận 7 chia sẻ thêm: Trước nhập học một tuần, tôi cùng hai con dọn dẹp lại góc học tập. Với bạn lớn tôi chủ yếu hướng dẫn con và bé đã hoàn thành nhiệm vụ chỉ trong một ngày, còn bé nhỏ ngoài tiêu chí gọn gàng, sạch sẽ thì con thích bàn học của mình được trang hoàng thêm ít tranh mà con đã vẽ trong thời gian nghỉ hè. Góc học tập tươi mới sẽ giúp ích cho việc tiếp thu kiến thức của con. Do cả hai bé đều học trực tuyến nên sẽ cần đến hai chiếc máy vi tính, do đó tôi phải mượn tạm một máy không dùng đến của ông bà ngoại. Ngoài ra, vợ chồng tôi chia nhau vừa làm việc, vừa theo sát con để giúp giải đáp thắc mắc trong quá trình học của con.

Việc học trực tuyến và tham khảo sách từ nền tảng số nhiều chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt trẻ nên chị Phương đã khuyên con nên đọc trước bài học trong sách giáo khoa sẽ giúp nắm bắt bài tốt hơn đồng thời hạn chế việc nhìn quá nhiều vào máy vi tính. Ngoài ra, sau mỗi buổi học chị hướng dẫn con cách mát- xa thư giãn mắt đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng tốt cho mắt trong mỗi bữa ăn.

Để giúp trẻ không bị áp lực khi học trực tuyến, tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy nhắn nhủ: việc học trực tuyến có thể kéo dài hết học kỳ 1, do đó phụ huynh cần chú ý phải dành thời gian cho các con nghỉ mắt, trẻ nhỏ thường phải học 20, 30 phút là phải dừng, trong thời gian học tuy giáo viên cũng có nhiều hoạt động thay đổi cho các con nhưng cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nhắc các con rời khỏi , cho con nghỉ ngơi ít phút, uống nước, thư giãn, vận động. Tuyệt đối tránh cho các con cầm ipad, quá lâu hơn 1 tiếng, phải điều chỉnh các con, phải nhắc con ra khỏi chỗ ngồi, vận động thư giãn.

Thời gian học trên máy nhiều hơn bình thường, bắt buộc các con phải xem video, bắt buộc phải làm bài tập, phụ huynh lưu ý thật cần thiết mới cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử sau giờ học online, nhất là với trẻ nhỏ. Thay vào đó cha mẹ cần phải cùng học, cùng chơi, tương tác với con nhiều hơn. Tuy trẻ không thể đến trường nhưng vẫn phải đảm bảo kiến thức cho đến khi trẻ trở lại trường học. Chính vì vậy, phụ huynh giữ vai trò quan trọng cùng con vượt khó học tốt thời dịch bệnh. 

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy: Giữ tâm an rất quan trọng để giúp con học online hiệu quả
Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy: Giữ tâm an rất quan trọng để giúp con học online hiệu quả
(Tieudung.vn) - Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị về hình thức học trực tuyến, tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy khẳng định, cùng với giáo viên, phụ huynh cũng phải có hình thức hỗ trợ để trẻ có thể hào hứng, cảm thấy thú vị với phương pháp học này.
Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.58057 sec| 792.938 kb