Các Ama - những người được ví như mỹ nhân ngư của Nhật Bản - có thể lặn sâu đến 10 m, bơi xa bờ hàng cây số mà không hề có ống thở, chân vịt.... Nhiều du khách cho rằng họ có thể làm được điều đó là nhờ đặc ân của những nàng tiên cá.
Ama - những người con gái bí ẩn của biển cả thường được gọi với cái tên trang trọng "mỹ nhân ngư". Ảnh: Alamy |
Ama là từ chỉ những phụ nữ ở Nhật Bản làm nghề lặn tự do. Đây là một nghề có từ lâu đời và mang đậm bản sắc truyền thống. Tuy nhiên, do cuộc sống ngày càng hiện đại, số lượng mỹ nhân ngư - những người từng đi vào huyền thoại của Nhật Bản và được đánh giá là những con gái bí ẩn của biển cả - ngày càng giảm dần.
Bên đống lửa lớn trong túp lều nhỏ, Kimiyo Hayashi lặng lẽ ngồi sưởi ấm bên bãi liếm (nơi đất mặn, thú hoang thường đến liếm muối) ở vịnh Ago, Nhật Bản. Ngoài trời khá nóng và nồm ẩm, cô quay sang nói chuyện một cách hết sức nhẹ nhàng với cháu gái Tomomi Nakanishi.
Là một trong số những nữ thợ lặn tự do cuối cùng của Nhật Bản, Hayashi và Nakanishi vẫn kiên trì bám víu vào những cách thức cũ để kiếm sống. Nơi họ đang ngồi có sàn được phủ bằng các tấm ván màu tro xám, ấm nước đã được đun sôi và bồ hóng bám đầy trên trần nhà. Dụng cụ để bơi của họ cũng rất thô sơ: mặt nạ và bộ quần áo bơi đã ướt sũng, cũ mèm, nhỏ từng giọt nước biển tong tong xuống mặt đất.
"Tôi đã sống với biển cả đời, và tôi vẫn cảm nhận được cái lạnh ngấm vào xương tủy. Nhưng tôi vẫn yêu thích truyền thống làm ấm người lên sau đó", Hayashi vừa nói vừa đưa mắt nhìn về phía dải đất hình gọng kìm trước mặt.
Ở tuổi 61, Hayashi vẫn còn khỏe mạnh và nhanh nhẹn cùng đôi mắt tinh anh, Hayashia bắt đầu kể về cuộc đời mình. Vào mỗi buổi sáng bình minh, cô sẽ ngồi chuẩn bị lại đồ nghề trong yên lặng để bắt đầu công việc. Một số Ama sẽ đi lặn biển với bộ ngực trần, chỉ mặc một chiếc khố cùng khăn tenugi (một loại khăn vải truyền thống của Nhật Bản). 16 tuổi, sau khi vẫy tay chào mẹ và bà ngoại, hai cựu Ama, Hayashi luôn tự hỏi có điều gì hấp dẫn họ ở ngoài biển cả mênh mông kia.
Vịnh Ago nằm ở tỉnh Mie. Ảnh: Alamy. |
Sau 45 năm, những nghi lễ của các Ama với biển vẫn không thay đổi. Họ mặc trên mình bộ đồ bằng vải trắng truyền thống, rồi lao mình xuống lòng biển sâu. Đôi khi, họ bơi cách xa bờ một km và lặn ở độ sâu 10 m để bắt các loại có vỏ như sò và rong biển.
Nhiều người nói rằng, sở dĩ các Ama có khả năng lặn sâu và ra xa bờ trong khi không được trang bị thiết bị hiện đại như ống thợ, chân vịt, vì họ đang được hưởng ân sủng của những nàng tiên cá. Tuy nhiên, công việc của họ cũng phải đối mặt với vô vàn khó khăn như biển động, thời tiết xấu và cá mập. "Cá mập thì đâu có nể nang gì mỹ nhân ngư", một du khách hài hước nói. Hayashi cho biết cá mập thực sự là mối đe dọa đáng sợ đối với những Ama và qua năm tháng, cô đã mất khá nhiều người bạn tốt vì loài vật này.
Mỗi Ama phải có một bí quyết lặn biển cho riêng mình. Trong đó, chìa khóa của công việc này không phải là có thể nín thở bao lâu, mà là làm thế nào để có thể nhanh chóng tìm bắt được những sinh vật dưới biển. Vào thời hoàng kim của mình, Hayashi mỗi lần vào bờ sẽ mang theo một xô gỗ đầy bào ngư, nhím biển, ốc, tôm hùm và bạch tuộc. Ngoài ra, các Ama cũng tìm kiếm ngọc trai. Một mùa bội thu của họ có thể kiếm được 27 triệu yên (khoảng 5,8 tỷ đồng).
Thông thường, các Ama là sự kế tục của mẹ truyền con nối. Các cô gái sẽ kế tục sự nghiệp của mẹ và bà ngoại mình. "Ngày nay chẳng còn ai làm nghề này nữa. Con gái của chúng tôi không muốn theo nghề của mẹ", Hayashi cho biết.
Hiện vẫn còn nhiều người theo nghề lặn biển cũ này nhằm duy trì một truyền thống đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, con số đã giảm mạnh, từ 8.000 người thời hậu thế chiến thứ hai xuống còn 2.000 người ở thời điểm hiện tại. Độ tuổi trung bình của các mỹ nhân ngư này là 65. Người già nhất đã ngoài 80 tuổi.
Du khách rất thích thú khi được thưởng thức hải sản tươi sống ngay tại các căn lều của Ama. Ảnh: Alamy. |
Bên cạnh đó, các Ama cũng phải đối mặt với tình trạng rớt giá hải sản, hay các chính sách bảo vệ biển của chính phủ, thắt chặt hơn việc khai thác, đánh bắt.
Tuy vậy Hayashi khẳng định, bà sẽ không bao giờ bỏ nghề. "Tôi vẫn còn 20 năm nữa để lặn. Chỉ cần tôi khỏe mạnh và hạnh phúc. Tôi yêu công việc của mình".
Du khách khi gặp gỡ những người thợ lặn nữ này đều có cảm nhận chung rằng: ở họ là sự điển hình về việc vượt thời gian - nơi mà cuộc sống hiện đại của Nhật Bản chưa chạm tới được. Tại vùng Ise-Shima, tỉnh Mie, du khách sẽ có dịp được gặp những người phụ nữ lặn biển được ví như "mỹ nhân ngư" này. Cái tên "những người con gái bí ẩn của biển cả" được nhắc đến lần đầu tiên trong trong tập thơ ca lâu đời nhất của Nhật Bản, từ thế kỷ thứ 8. Với người dân Nhật Bản, Ama là một huyền thoại.
Ngày nay, các Ama không chỉ lặn biển, họ còn mở dịch vụ đón du khách tại những căn lều truyền thống của mình. Tại đây, họ phục vụ các món hải sản vừa lấy lên từ lòng biển cả, tươi ngon và được nhiều du khách ưa thích.