Tác phẩm Ba Lan 365 Days (tên gốc: 365 Dni) ra mắt ngày 7/6 trên nền tảng xem phim trực tuyến. Phim từng vào top 3 tác phẩm được xem nhiều trong ngày ở Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan và nhiều nước. Ở Việt Nam, phim đứng thứ hai về lượt xem trong ngày 11/6.
365 Days được ví như 50 sắc thái phiên bản Ba Lan.
365 Days (tên gốc 365 DNI) dựa theo tiểu thuyết best-seller cùng tên của nhà văn Ba Lan Blanka Lipinska, kể về chuyện tình kỳ lạ của cô gái Ba Lan Laura Biel và trùm mafia điển trai người Italy Massimo. Laura - một nữ doanh nhân xinh đẹp - bị Massimo bắt cóc ở đảo Sicily và bị ép để yêu anh ta trong vòng 365 ngày. Từ chống trả, chạy trốn, Laura dần đem lòng yêu Massimo.
Phim gây sốc vì ngập cảnh nóng, cảnh BDSM (bạo dâm - thống dâm) và những cảnh làm tình trần trụi giống như thật. 365 Days được ví như 50 sắc thái phiên bản Ba Lan khi đều là phiên bản chuyển thể từ các bộ truyện nổi tiếng, song lại quá ưu tiên cảnh nóng mà thiếu đi phần nội dung vốn quan trọng bậc nhất trong bất cứ bộ phim nào.
Phim gây sốc vì ngập cảnh nóng, cảnh BDSM (bạo dâm - thống dâm) và những cảnh làm tình trần trụi giống như thật.
Tác phẩm của Ba Lan không đọng lại gì ở khán giả ngoài những tiếng rên rỉ, những động chạm đưa đẩy nhuốm màu thác loạn, không khác gì hệ quả của một bộ phim người lớn thông thường. Nhiều khán giả khen những cảnh sex trong phim được quay đẹp mắt nhưng cũng không ít người phàn nàn rằng họ cảm thấy "bội thực" vì có quá nhiều cảnh xác thịt trong khi cặp nhân vật thiếu diễn biến nội tâm.
Đặc biệt những cảnh ân ái dài bất tận trên du thuyền phơi trọn hình thể của hai diễn viên khiến người xem không khỏi thảng thốt. "Tôi không nghĩ thứ gì có thể thuyết phục tôi rằng diễn viên 365 Days không quan hệ thực sự trong những cảnh quay trên du thuyền", một khán giả bình luận.
Một cảnh trong phim 365 Days.
Tuy nhiên, chia sẻ với tờ Variety, nhà quay phim của 365 Days là Bartek Cierlica lên tiếng khẳng định cặp diễn viên chính chỉ "diễn như thật". Bartek Cierlica cũng tiết lộ cách quay phim để khán giả cảm thấy những cảnh "nóng" trông như đời thực. "Chúng tôi muốn máy quay vô hình nhất có thể để họ tự diễn nên chúng tôi sử dụng những cú máy dài, rất dài", nhà quay phim cho biết.
Những cú máy dài (long take) là trường đoạn phim được thực hiện bằng cách quay không gián đoạn cho đến khi chuyển sang cảnh khác. Nó đem đến cảm giác thật nhất cho khán giả giống như họ đang được hiện diện trong khung cảnh của phim.
Ngoài ra, 365 Days bị chỉ trích bởi diễn biến tâm lý nhân vật theo kiểu "hội chứng Stockholm"- tức một con tin nảy sinh đồng cảm với kẻ bắt giữ mình. Theo Observer, phim lãng mạn hóa việc bắt cóc và mối quan hệ ép buộc. Đường dây tâm lý trong tác phẩm bị đánh giá khiên cưỡng, chỉ phục vụ cho việc có cảnh tình dục.
Đạo diễn tác phẩm là Barbara Białowąs (người Ba Lan). Trên Wyborcza, cô cho biết ủng hộ phong trào Me Too (chống quấy rối, xâm hại tình dục).
Tờ Variety đánh giá tác phẩm tệ hại, với điểm yếu là những lời thoại. Cây bút Jessica Kiang viết trên trang này: "Các cảnh ân ái là hay nhất ở phim, chủ yếu vì hai diễn viên không nói chuyện và trông đẹp đẽ". Trang Movie Nation so sánh tác phẩm giống phim khiêu dâm mang âm hưởng của Fifty Shades of Grey (50 sắc thái). Trên IMDb, phim chỉ nhận điểm 3,8 trên 10, từ hơn 6.400 lượt bình chọn.
Indiewire cho rằng 365 Days được xem nhiều chỉ vì gây tò mò, chứ không phải nhờ chất lượng. Theo trang này, Netflix tính một lượt xem là khi khán giả bật phim trong hai phút. Do đó, nhiều người chỉ vào để biết các cảnh sex gây bàn tán, chứ không xem hết phim.
Lời kết
365 Days là một thất vọng lớn so với những thành công mà nó đang đạt được, khi không có sức nặng ở mặt cốt truyện lẫn xây dựng tình tiết nhân vật. Vẫn còn 2 phần nữa thì câu chuyện giữa Laura và Massimo mới kết thúc, nhưng nếu vẫn đi theo lối "giật tít" bằng hàng loạt cảnh quan hệ nóng bỏng đến dày đặc thì chắc chắn loạt phim sẽ trở thành thảm họa điện ảnh không khác gì 50 Sắc Thái ngày xưa.