Thứ 6, 22/11/2024, 12:36 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Xét xử giai đoạn 2 “đại án” VNCB: “Đề nghị tòa thu hồi gần 195 tỷ đồng của Doctor Thanh”

Xét xử giai đoạn 2 “đại án” VNCB: “Đề nghị tòa thu hồi gần 195 tỷ đồng của Doctor Thanh”
(Tieudung.vn) - Đó là lời đề nghị của bị cáo Phan Thành Mai trước Hội đồng xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do bị cáo Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), cùng 44 bị cáo khác gây ra trong phiên xử sáng ngày 10/1.

Bị cáo đề nghị thu 195 tỷ của “Doctor Thanh”

Trong buổi sáng HĐXX bước sang phần xét hỏi. Khi được gọi hỏi về số tiền trên 6.126 tỷ đồng thiệt hại của VNCB, trong đó có dòng tiền để tăng vốn điều lệ có từ đâu? Việc rút chính tiền của VNCB để tăng vốn điều lệ là đúng hay sai…? Bị cáo Phan Thành Mai (SN 1971, nguyên tổng Giám đốc VNCB), trả lời: “4.200/4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ nằm trong VNCB. Dòng tiền này là vốn tự có, vốn của các cổ đông và các nguồn khác. Việc tăng vốn điều lệ khi chưa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp nhận là trái quy định”.

Mô tả ảnh
Áp giải Phạm Công Danh tới tòa sáng ngày 10/1 - Ảnh: Trúc Mai.

Cũng theo bị cáo Mai, trong giai đoạn 2013-2014, khi đó ngân hàng Đại Tín (sau đổi thành VNCB) như một hố trũng nên Phạm Công Danh phải đưa tất cả tài sản của mình vào ngân hàng. “Đến khi hết tiền buộc phải vay ngoài, trong số tiền vay trên 1.666 tỷ đồng của TPBank, ông Danh đã trích gần 195 tỷ đồng để trả lãi vay ngoài của ông Trần Quý Thanh (Doctor Thanh). Đề nghị tòa cho thu hồi số tiền này”, bị cáo Mai nói.

Phù hợp với đề nghị của bị cáo Mai tại tòa, trong cáo trạng của Viện KSND Tối cao cũng nêu: “Ngày 26/12/2013, Công ty Trung dung ký séc trả cho bà Bùi Thị Tuyết số tiền 195 tỷ đồng. Số tiền này, trong ngày bà Tuyết ký rút để bà Hồ Thị Phương ký nộp vào tài khoản của bà Phương mở tại Vietcombank - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Cùng ngày bà Phương chuyển 194.707.000.000 đồng vào tài khoản của ông Trần Quý Thanh mở tại Eximbank - Chi nhánh Sở giao dịch 1 TP Hồ Chí Minh”.

Còn lời khai của bị cáo Phạm Công Danh về số tiền 1.600 tỷ đồng (vay của TPBank) được chuyển về Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, có 194.707.000.000 đồng Danh dùng để chuyển trả lãi ngoài cho ông Trần Quý Thanh.

Không phục cáo trạng vì cách dùng từ

Đối với bị cáo Trầm Bê, khi được chủ tọa phiên tòa hỏi có đồng ý với nội dung cáo trạng nêu về mình không? Bị cáo Trầm Bê khẳng định không phục, vì trong cáo trạng dùng những cụm từ, như: bàn bạc, thỏa thuận. Trong khi bị cáo chỉ gặp Phạm Công Danh hai lần, khi Danh đến đặt vấn đề vay tiền; đồng thời trong vụ án này có 3-4 ngân hàng lớn cũng cho Phạm Công Danh vay bằng hình thức phải có tài sản đảm bảo, nhưng nhận thức đối với mỗi ngân hàng lại khác nhau. “Tôi quen ai thì tôi nói quen người đó, không nói dối. Sau khi đưa Danh gặp Phan Huy Khang (SN 1973, nguyên Tổng Giám đốc Sacombank), tôi không gặp nữa vì đã giao việc cho cấp dưới có chuyên môn làm và tôi cũng không quan tâm”, bị cáo Trầm Bê, nói.

Mô tả ảnh
Bị cáo Trầm Bê tại phiên tòa ngày 10/1 - Ảnh: Trúc Mai.

Tiếp đó, chủ tọa phiên tòa đặt hàng loạt câu hỏi, như: bị cáo Trầm Bê có quen biết Phạm Công Danh? Có bao giờ đọc hay nghiên cứu về Luật Tín dụng? Có quan tâm đến phương án kinh doanh của người vay hay chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo do VNCB gửi vào? Khách hàng (6 công ty của Phạm Công Danh – PV) có trả nợ được không…? Trước hàng loạt câu hỏi của vị chủ tọa, bị cáo Trầm Bê, trả lời: “Bị cáo có quen biết Phạm Công Danh từ khi bị cáo còn làm ở Ngân hàng Phương Nam, vì Danh lúc đó là chủ Tập đoàn Thiên Thanh, sau là chủ Ngân hàng Đại Tín và là khách hàng thường xuyên. Lãnh đạo ngân hàng nào cũng đều phải biết nhau. Trong vụ án này, khi Danh sang vay tiền và giới thiệu cho khách vay từ trên 1.000 tỷ - 2.000 tỷ đồng, bị cáo căn cứ vào các điều kiện, như: phải có tài sản đảm bảo, tài sản giá trị cao, chứng thư bảo lãnh của ngân hàng, hoặc sổ tiết kiệm. Khách hàng chỉ cần có đủ điều kiện trên là cho vay. Đối với Phạm Công Danh, bị cáo không cần suy nghĩ gì, vì Chủ tịch HĐQT ngân hàng này có thể vay tiền từ ngân hàng khác vì họ cũng là khách hàng như mọi khách hàng khác. Trong các điều kiện để cho vay là phải có tài sản đảm bảo, thu được vốn, thu được lợi…, mỗi người có một nhận thức khác nhau”.

Xin giải tỏa kê biên, vì căn nhà chỉ trên… 10 tỷ đồng!

Chủ tọa hỏi tiếp: Vậy bị cáo chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo mà không quan tâm đến phương án vay vốn, trong khi phương án vay là điều kiện tiên quyết? Bị cáo Trầm Bê cho rằng không có suy nghĩ như thế vì đã giao cho Tổng Giám đốc thẩm định. “Khoảng 4-5 ngày sau cuộc gặp Danh lần đầu, bị cáo Khang có mời tôi xuống phòng gặp Danh và báo rằng HĐQT của VNCB đã đồng ý bảo lãnh cho 6 công ty vay tiền. Việc bảo lãnh bằng cách chuyển tiển qua bảo lãnh. Còn tiền đó tôi không biết, chỉ cần HĐQT VNCB đồng ý. Bị cáo chỉ suy nghĩ Danh đại diện cho 1 tập thể, bị cáo đại diện cho 1 tập thể khác và có lời thì làm. Khi ông Danh hồi đáp vay 1.800 tỷ đồng, bị cáo thấy vừa trong chức trách của mình thì duyệt”, bị cáo Trầm Bê, nói.

Khi chủ tọa phiên tòa cho rằng bị cáo Trầm Bê đã làm sai quy định 1627 của NHNN vì chỉ quan tâm đến tiền gửi bảo đảm của VNCB, thì Trầm Bê tái khẳng định đã giao nhiệm vụ cho cấp dưới nên không theo dõi. Về việc 6 công ty (của Phạm Công Danh - PV) có trả nợ được không, bị cáo Trầm Bê, nói: “Việc tất toán hoàn thành trước khi vụ án xảy ra khoảng 3-4 tháng, tất toán bằng cách trừ vào tiền bảo đảm của VNCB gửi vào Sacombank. Về quy định của NHNN đến nay vẫn còn lẫn lộn, chưa rõ ràng, luật không cấm kể cả ngân hàng nước ngoài cũng vậy. Bị cáo không trục lợi, việc cho vay với tài sản đảm bảo là hình thức kinh doanh bình thường”.

Dù khẳng định không phục, nhưng bị cáo Trầm Bê cũng thừa nhận có một phần trách nhiệm trong việc cho Phạm Công Danh vay. Tại tòa, bị cáo này cũng xin HĐXX xem xét giải tỏa kê biên đối với 2 căn nhà số 591 An Dương Vương (Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), vì nhà này đứng tên chị vợ và căn nhà số 601 Hồng Bàng (Quận 6 – TP Hồ Chí Minh) dù đứng tên bị cáo nhưng chỉ có giá… trên mười mấy tỷ đồng!

Trước đó, ở giai đoạn 1 "đại án" VNCB, cha con ông Trần Quý Thanh cũng bị triệu tập với danh nghĩa người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan.

Bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM giai đoạn 1 ngày 24/1, đã tuyên đề nghị xem xét thêm trách nhiệm đối với ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích.

Bản án phúc thẩm còn ghi nhận ý kiến của VKS về việc làm rõ các khoản tiền lãi mà bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh đã nhận từ Phạm Công Danh để truy thu thuế thu nhập cá nhân và làm rõ hành vi trốn thuế.

Đối với số tiền 5.190 tỷ đồng liên quan tới cha con ông Trần Quý Thanh trong vụ án ở giai đoạn 1, cấp tòa phúc thẩm cũng tuyên buộc thu hồi - vì đây là vật chứng của hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời buộc bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quý Thanh phải trả cho VNCB số tiền 5.190 tỷ đồng…

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.17585 sec| 901.445 kb