Thứ 6, 22/11/2024, 13:33 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao ông Trầm Bê bị khởi tố, bắt tạm giam?

Vì sao ông Trầm Bê bị khởi tố, bắt tạm giam?
(Tieudung.vn) - Cho ông Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng, ông Trầm Bê bị khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra.

Ngày 1/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố , bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê (58 tuổi), nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, để điều tra về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến việc cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng.

Theo kết luận điều tra mới đây của Bộ Công an, Phạm Công Danh sau khi mua lại Ngân hàng Đại Tín đã thực hiện việc tái cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Bản thân VNCB liên tục mất thanh khoản, rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Ngoài ra, năm 2013, VNCB cần tất toán khoản vay 1.700 tỷ cho BIDV.

Mô tả ảnh
Phạm Công Danh (ảnh lớn) và Trầm Bê (ảnh nhỏ).

Sau khi tiếp quản Ngân hàng Xây dựng (VNCB), ông Phạm Công Danh (Chủ tịch VNCB) đã họp HĐQT VNCB để bàn chủ trương dùng số tiền dư tiền gởi trên liên ngân hàng của VNCB tại các tổ chức tín dụng làm tài sản bảo đảm cho các khách hàng vay vốn mà VNCB có tiền gửi làm tài sản đảm bảo. Cuộc họp này diễn ra ngày 23/3/2013, gồm ông Danh, Mai Hữu Khương, Vũ Bạch yến, Trần Hiệp (các thành viên lãnh đạo VNCB) và em trai ông Danh là Phạm Công Trung. Kết thúc cuộc họp, ông Danh ký ban hành Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐQT đồng ý chủ trương này.

Sau đó, vào ngày 19/4/2013, ông Danh cùng Phan Thành Mai, Nguyễn Quốc Viễn đến Trụ sở Sacombank (166-268, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM) liên hệ vay tiền. Tại đây ông Danh vào gặp trực tiếp ông Trầm Bê đề nghị cho vay tiền. Ông Trầm Bê dẫn ông Danh sang phòng ông Phan Huy Khang và chỉ đạo ông Khang cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi tại VNCB. Sau khi được ông Trầm Bê và ông Khang đồng ý chủ trương, ông Danh gọi Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương và Nguyễn Quốc Viễn vào phòng ông Khang để giới thiệu với ông Khang. Ông Khang đã giao cho ông Phan Đình Tuệ (thành viên HĐTD Sacombank, phó Tổng giám đốc) tổ chức triển khai cho ông Danh vay tiền theo chỉ đạo của ông Trầm Bê.

Rời Sacombank, ông danh về trụ sở Tập đoàn Thiên Thanh và họp ngay và phân công: Ông Phan Thành Mai chuẩn bị nguồn tiền để bảo lãnh; ông Khương, ông Viễn lo hoàn thành thủ tục hồ sơ vay khống theo phương án kinh doanh của các Công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh; ông Mai Hữu Khương là đầu mối chính lập, hoàn chỉnh hồ sơ vay…

Để gấp rút vay 1.800 tỷ đồng tại Sacombank, ông Danh giao Mai Hữu Khương và Nguyễn Quốc Viễn gặp ông Phan Đình Tuệ và đem theo 6 bộ hồ sơ của 6 Công ty (bản photocopy) sang Sacombank vay tiền. Trong đó, Công ty Nhất Nhất do Nguyễn An Vinh làm giám đốc, vay 250 tỷ đồng; Công ty Quốc Thắng do Nguyễn Ngọc Thái làm giám đốc, vay 350 tỷ đồng; Công ty Bảo Gia do Lê Đài làm giám đốc, vay 340 tỷ đồng; Công ty Đại Long do Nguyễn Hồng Dũng làm giám đốc vay 310 tỷ đồng; Công ty Hương Việt do Nguyễn Thị Kim Vân làm giám đốc vay 300 tỷ đồng và Công ty Thành Thành Công do Lê Văn Lương làm giám đốc, vay 250 tỷ đồng.

Mô tả ảnh
Phan Huy Khang.

Thực hiện chỉ đạo của ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang, ông Phan Đình Tuệ đã gọi ông Bùi Văn Thành (giám đốc Sacombank – CN Hưng Đạo) và bà Trần Thị Hải Triều (giám đốc Sacombank – CN quận 8) để triển khai cho vay theo danh sách 6 công ty mà Mai Hữu Khương đem đến. Ông Tuệ phân cho CN Hưng Đạo tiếp nhận 2 hồ sơ cho 2 Công ty Nhất Nhất Vinh và Quốc Thắng vay 600 tỷ đồng. CN quận 8 cho 4 Công ty còn lại vay 1.200 tỷ đồng.

Ngày 25/4/203, ông Trầm Bê ký phê duyệt các tờ của Sacombank – CN Hưng Đạo và Sacombank – CN quận 8 -  qua đó thuận cấp tín dụng cho 6 công ty của ông Danh, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất đảm bảo margin cho vay 3%/năm, giải ngân trước, VBCB bổ sung chứng từ sử dụng vốn đầy đủ sau giải ngân, chuyển tiền giải ngân vào tài khoản Công ty Thiên Thanh Long Hải.

Khoảng đầu giờ chiều ngày 26/4/2013, Mai Hữu Khương triệu tập giám đốc 6 công ty nêu trên đến để ký các hợp đồng do Sacombnak soạn sẳn mang đến. Đáng lưu ý là cũng trong ngày này, toàn bộ khoản vay 1.800 tỷ đồng của 6 công ty tại Sacombank đều được chuyển vào tài khoản 214439 của ông Danh tại ACB – CN Phú Thọ.

Từ đây ông Phạm Công Danh dùng tiền tất toán các khoản vay gần 1.650 tỷ đồng cho BIDV.

Sau một năm, các công ty trên không thể tất toán nên Sacombank tự động thu nợ gốc 1.800 tỷ đồng và lãi vay 35 tỷ đồng từ khoản tiền gửi liên ngân hàng VNCB dùng để thế chấp.

Kết luận giám định về sai phạm của cơ quan điều tra tại số 3912/KLGĐ-NHNN ngày 27/5/2016 về việc Sacombank cho 6 công ty trên vay 1.800 tỷ đồng là sai phạm.

Sacombank xem xét quyết định cho vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vay để xác định tính khả thi, hiệu quả phương án vay. Cũng như khả năng tất toán của khách hàng là chưa đủ điều kiện cho vay theo quy định.

Theo kết luận điều tra, Sacombank không thiệt hại trong việc cho vay 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, bản kết luận này đánh giá VNCB thiệt hại số tiền 1.835 tỷ đồng.

Theo cơ quan điều tra, 15 cá nhân tại Sacombank như ông Trầm Bê, Chủ tịch HĐQT; ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc; ông Phan Đình Tuệ, thành viên HĐQT... có hành vi sai phạm nghiêm trọng trong việc cho vay.

Liên quan đến đại án Phạm Công Danh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an, đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Thị Trang (tức Trang 'phố núi'). Người phụ nữ này được cho là giúp sức đắc lực cho Phạm Công Danh rút hàng nghìn tỷ đồng trái phép ra khỏi VNCB.

Qua phi vụ vay 1.800 tỷ đồng này, Cơ quan chức năng cho rằng Sacombank của ông Trầm Bê có sai phạm là cho vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vốn vay để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay và khả năng hoàn trả nợ vay. Điều này ông Trầm Bê và Sacombank vi phạm quy định Khoản 3, Điều 7 Quyết định 1627 của. Tại Hợp đồng bảo lãnh, ông Phan Thành Mai ký mà không có chữ ký của Người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và Người thẩm định khoản vay bảo lãnh là không đúng quy định về thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh tại Khoản 5 Điều 7 Quyết định 1627. Mặc khác Sacombank lập các kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường khi chưa có đủ căn cứ là thực hiện chưa đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 21 Quyết định 1627 và Khoản 3 Điều 94 Luật các TCTD… Và, với những sai phạm này, ông Trầm Bê và thuộc cấp bị bắt và điều tra nhằm làm rõ hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.73543 sec| 887.188 kb