Vi phạm nghiêm trọng Bộ luật TTHS
Trong phần tranh luận và đối đáp, các luật sư đưa ra nhiều vấn đề nhưng không được đại diện Viện KSND TP Hồ Chí Minh giữ quyền công tố tại tòa đối đáp cho thấu đáo. Theo vị đại diện công tố, phần tranh luận và đối đáp của Viện KSND đã xong hôm qua và không tranh luận hay trả lời thêm vì bản án sơ thẩm số 46 (năm 2014) và phúc thẩm 02 (năm 2015) xét xử Huỳnh Thị Huyền Như đã có hiệu lực. Đại diện này cũng cho rằng giữ nguyên quan điểm cáo trạng số 80 (năm 2017) truy tố các bị cáo và bản luận tội tại phiên tòa.
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: Tân Tiến. |
Trước việc đại diện Viện KSND nhất mực không thực hiện đối đáp, Luật sư Nguyễn Minh Cảnh, nói: “Nhiều vấn đề mà các luật sư bào chữa cũng như các bị cáo đưa ra trong phiên tòa công khai nhưng đại diện Viện KSND không đối đáp là vi phạm nghiêm trọng điều 322 của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Điều 322, nêu rõ: Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa r ý kiến, chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp với Kiểm sát viên (KSV) về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội…; Chủ tỏa phiên tòa phải yêu cầu KSV đáp lại những ý kiến củ người bào chữa và người tham gia tố tụng khác, mà những ý kiến đó chưa được KSV tranh luận. Đã là luật thì phải chấp hành. Việc đại diện Viện KSND không đối đáp là vi phạm pháp luật”.
Tương tự, Luật sư Nguyễn Đình Thuận, cho rằng đại diện Viện KSND trả lời không xem xét là sai luật. Trách nhiệm chứng minh tội phạm trong tòa này là của Viện KSND. Nếu không đối đáp những vấn đề này, tức là cản trở việc xét xử của HĐXX, không đối đáp có nghĩa đã mặc định tội các bị cáo!
Dừng tòa để thu thập hồ sơ nhưng không xem xét!
Luật sư Nguyễn Hà Luân, tranh luận: “Viện KSND đã không tranh luận đến cùng, trong khi 2 bản án sơ và phúc thẩm là tài liệu mới trong vụ án này. Tại sao đại diện Viện KSND chỉ dùng lời khai của Huyền Như trong tòa này? Trong khi không dùng tài liệu do HĐXX thu thập ngay tại tòa, mà tài liệu này là vụ xử Huyền Như. Phải chăng chúng ta đang chối bỏ một sự thật khách quan” Sáng nay đại diện Vietinbank cho rằng công văn không số là do sơ sót của người đánh máy, nhưng vẫn đóng dấu bút lục. Vậy công văn đó là thật hay giả? Nếu không phải tài liệu vụ án thì nên loại. Đại diện Vietinbank cho rằng tiền ngân hàng này cho ngân hàng khác vay phải liên ngân hàng và phải ký tại Hội sở chính, trong khi các hồ sơ tiền gửi của 4 nhân viên Navibank được ký với bà Nguyễn Thị Minh Hương – Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh!
Còn Luật sư Phan Văn Hải, cũng đặt nhiều câu hỏi: “Phiên tòa đã phải dừng trên 2 ngày để HĐXX thu thập hồ sơ. Nay đại diện Viện KSND không trả lời rõ ràng, vậy dừng phiên tòa thu thập hồ sơ để làm gì? Tôi rất thất vọng khi nhiều vấn đề không được làm rõ. Dùng bản án 02 (xử Huyền Như) để khởi tố 10 bị cáo nhưng không xem xét hàng loạt vấn đề mâu thuẫn mà bản thân các luật sư cũng như các bị cáo nêu ra là bất công không”?
“Đại diện Viện KSND cho rằng bản án số 02 đã có hiệu lực nên không xem xét. Vậy các sao kê được thu thập tại phiên tòa này có phải tài liệu vụ án này, có phải là chứng cứ mới của vụ án? Trong khi bị cáo Trần Thanh Bình đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong các sao kê nhưng đại diện công tố cũng không trả lời”, Luật sư Nguyễn Minh Tâm, thắc mắc.
Bị cáo trình bày với hàng loạt câu hỏi
Trong phần tranh luận tại phiên tòa, bị cáo Lê Quang Trí (nguyên Tổng Giám đốc Navibank), đưa ra hàng loạt ý kiến và đề nghị đại diện Viện KSND trả lời: “HĐTD và HĐ Alco của Navibank không có chủ trương, nhưng Viện KSND vẫn lập luận việc cho nhân vân viên vay rồi gửi sang Vietinbank vay là trái luật. Vậy trái luật nào? Viện KSND cho rằng CQĐT đã làm việc và lấy lời khai của bị cáo Nguyễn Giang Nam, vậy buổi làm việc đó với tư cách gì? Cho rằng các bị cáo vi phạm quyết định 1627 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vi phạm điều 94 Luật các TCTD, nhưng chúng tôi có văn hướng dẫn được phép cho vay. Đề nghị đại diện Viện KSND trả lời rõ trong thông tư số 02 có điều nào cấm người gửi tiền không? Cáo trạng số 80 của Viện KSND Tối cao căn cứ 2 bản án xử Huyền Như, nhưng chúng tôi không được cung cấp 2 bản án này. Đây là vi phạm nghiêm trọng.
Cũng trong phần trình bày của mình, bị cáo Trí còn khẳng định: “Viện KSND cần trả lời rõ tiền của nhân viên Navibank đã vào tài khoản Vietinbank chưa, vì khi gửi tiền đã vào NHNN là đơn vị trung chuyển? Đại diện Viện KSND cũng cho rằng 47 hợp đồng gửi tiền của nhân viên Navibank là giả, vậy có chứng cứ giám định nào khẳng định đó là giả, trong khi cáo trạng không nói giả! Những bản sao kê do Viện KSND cung cấp tại tòa này chỉ là sao kê thanh toán. Trong khi sao kê của một tài khoản gồm nhiều loại: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn. Vì vậy đề nghị đại diện Viện KSND cung cấp thêm những sao kê đó”.
Kết thúc buổi sáng, HĐXX cho rằng sẽ xem xét các tài liệu, hồ sơ và đưa ra những đánh giá cụ thể. Các vấn đề do các luật sư đưa ra: Ai chịu trách nhiệm hậu quả…, căn cứ thế nào sẽ do HĐXX quyết định.
Buổi chiều, phiên tòa tiếp tục phần tranh luận.
Không xem xét tài liệu vừa thu thập là phạm luật Luật sư Huỳnh Phước Hiệp, khẳng định việc không xem xét các tài liệu vừa thu thập tại tòa là vi phạm nghiêm trọng BLTTHS. Tại điều 370, quy định: “Xem xét lại hay xét lại hay thuộc giám đốc thẩm và tái thẩm. Tại phiên tòa này, HĐXX cho rằng không xem xét lại 2 bản án xử Huyền Như là đúng. Nhưng cũng tại tòa này, HĐXX đã thu thập được các hồ sơ, tài liệu là 2 bản án và sao kê và c1c tài liệu này được xem là chứng cứ. Vì vậy cần phải xem xét chứng cứ này, nếu không sẽ vi phạm nghiêm trọng BLTTHS. Còn đối với các bản sao kê có tiếng Anh, cũng cần phải được dịch sang tiếng Việt theo quy định của luật pháp” . |