Giờ hoàng đạo để cúng tất niên năm 2023
Cúng Tất niên thông thường có thể rơi vào ngày 30 Tết nếu năm đủ hoặc ngày 29 Tết năm thiếu, lễ này được diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối. Những năm gần đây thì mọi người đang có xu hướng làm Tất niên sớm hơn và không nhất thiết sẽ phải là ngày 29, 30 Tết như trước nữa.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia thì khung giờ đẹp để cúng Tất niên tại nhà hoặc cơ quan như sau:
- Ngày 28 tháng Chạp âm lịch (28 Tết) tức là ngày 19/1/2023 lịch dương hợp ngày Nhâm Ngọ, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu, ngày Đinh Sửu, tháng Quý Sửu. Theo giờ hoàng đạo thì giờ Tý từ 23 giờ-1 iờ, Sửu 1 giờ-3 iờ, Mão là 5 giờ-7 giờ, Ngọ là 11 giờ-13 giờ, Thân là 15 giờ-17 giờ, Dậu là 17 giờ-19 giờ.
- Ngày 29 tháng Chạp (29 Tết) tức là vào ngày 20/1/2023 dương lịch, hợp tháng Tân sửu, năm Tân sửu, tháng Quý Sửu, ngày Kỷ Mão và ngày Giáp Thân. Giờ hoàng đạo thích hợp Tý là 23 giờ-1 giờ, Sửu 1 giờ-3 giờ, Tỵ là 9 giờ-11 giờ, Thân là 15 giờ-17 giờ.
- Ngày 30 tháng chạp (30 Tết) tức nhằm ngày 21/1/2023 dương hợp với tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu, ngày Kỷ Mão, tháng Quý Sửu, ngày Giáp Thân,. Khung giờ đẹp: Tý (23 giờ-1 giờ), Sửu là (1 giờ-3 giờ), Thìn là (7 giờ-9 giờ), Tỵ là (9 giờ-11 giờ), Mùi là 13 giờ-15 giờ, Tuất là 19 giờ-21 giờ.
Cho dù các bạn lựa chọn cúng Tất niên vào thời gian nào đi chăng nữa thì cũng đều mang ý nghĩa là đón ông Táo, tổ tiên trong gia đình về nhà ăn Tết cùng với con cháu. Ý nghĩa của nghi thức này là thể hiện lòng biết ơn, sự sum họp và ấm cúng của gia đình. Thế nhưng, các gia đình nên cúng vào ngày cuối cùng của năm để đúng và phù hợp với phong tục từ xa xưa của ông cha ta để lại.
Mâm cúng Tất niên cần có những gì?
Mâm cúng Tất niên thường được chuẩn bị thịnh soan hơn những ngày thường, tuỳ vào từng vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng biệt như:
- Miền Bắc thường sẽ chuẩn bị canh giò hầm măng, miến xào lòng gà, xôi, bánh chưng, giò, nem,…
- Miền Trung và Miền Nam thì thường sẽ chuẩn bị mâm cúng có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, giò xào, nem.
Mâm cúng được bày biện một cách gọn gàng dâng lên bàn thờ tổ tiên. Gia chủ sẽ thắp hương và đọc các bài văn khấn 30 Tết, sau khi hương tàn thì cả gia đình sẽ quây quần dùng bữa cùng nhau.
Văn khấn cúng tất niên năm 2023
Dưới đây là văn khấn cúng lễ Tất niên chiều 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa - Thông tin):
Bài văn khấn thứ nhất:
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ...
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm...
Tín chủ (chúng) con là: ...
Ngụ tại...
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Bài văn khấn thứ hai: dành cho khấn gia thần vào ngày Tất niên
Theo tục lệ xưa để lại, vào ngày 30 Tết, ngoài việc cúng gia tiên, để lễ tạ gia tiên qua một năm đã phù hộ độ trì cho con cháu, các gia đình và các công ty, cửa hàng thường làm lễ cúng Gia Thần để tạ chỗ "Đất đai" sau một năm làm ăn.
Sắm lễ tùy tâm, cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món đơn giản như xôi, chè, hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng, trà rượu… Bàn lễ đặt tại sân hoặc hiên nhà và khi cúng lạy ra phía trước nhà:
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần
Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………
Tuổi: ………………….........
Ngụ tại: …………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, sức khỏe viên mãn, tâm đạo mở mang.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!