Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người Việt ta coi ngày Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng.
Vào ngày rằm âm lịch, các gia đình Việt Nam thường làm lễ cúng gia tiên, gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khỏe mạnh, bình an và may mắn...
Khung giờ đẹp nhất để lên hương cúng rằm tháng 9 (15/9) âm lịch năm Quý Mão 2023
Tín ngưỡng dân gian bao đời nay của người Việt, vào các ngày lễ quan trọng như các ngày Tết, ngày lễ hay ngày tuần rằm, mùng 1 hoặc mỗi khi có việc muốn khấn nguyện, cầu mong là mọi người thường dâng hương. Trong ngày sẽ có những khung giờ khác nhau và mọi người thường chọn giờ đẹp nhất để lên hương cúng. Các gia đình sẽ sửa soạn mâm lễ và bài khấn y theo phong tục.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, ngày rằm tháng 9 âm lịch, tức ngày 29/10/2023 dương lịch có khung giờ hoàng đạo đẹp nhất để lên hương cúng rằm như sau:
+ Giờ Thìn (7 - 9 giờ ) Hoàng Đạo, Quỷ Cốc Tử, Tứ Đại Cát Thời, Cát Thời.
+ Giờ Tỵ (9 - 11 giờ ) Hoàng Đạo, Quỷ Cốc Tử, Cát Thời.
+ Giờ Mùi (13 - 15 giờ) Hoàng Đạo, Quỷ Cốc Tử, Âm Quý Nhân, Cát thời.
+ Giờ Thân (15 - 17 giờ): Quỷ Cốc Tử, Thiên phụ cát thời, Tuế lộc bát lộc, Tứ cát đại thời, Cát Thời.
Khung giờ này theo phong thủy được coi là đẹp nhất để lên hương nhằm cầu nguyện mọi việc được đắc linh ứng. Tuy nhiên, trong điều kiện không cho phép, các bạn hoàn toàn có thể dâng hương vào giờ khác trong ngày, miễn là phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình thì đều tốt đẹp. Điều cốt yếu vẫn là cần tâm thành và lòng thiện.
Cũng theo chuyên gia, thắp hương ngày rằm hàng tháng có thể tùy thuộc vào nền nếp gia phong của từng gia đình hoặc phong tục của vùng miền địa phương mà gia chủ sẽ chọn thời gian thích hợp cho thờ cúng. Thông thường, ông bà ta thường thắp hương vào sáng sớm. Đó là lúc bình minh hé rạng, ánh sáng chiếu xuống cũng như là lúc các vị thần có thể soi tỏ được lòng thành của gia chủ.
Thắp hương ngày rằm là những ngày vượng âm vào giờ đẹp của buổi sáng sẽ giúp các thành viên trong gia đình có được nhiều phúc lành, may mắn và tăng trưởng cũng như lan tỏa nhiều năng lượng tích cực hơn.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể thắp hương vào buổi chiều tối. Mùi hương trầm với không gian buổi tối sẽ tạo không khí ấm cúng, sung túc. Tuy nhiên, không nên thắp hương sau 19 giờ (tức 7 giờ tối). Bởi theo quan niệm tâm linh trong dân gian cho rằng sau khoảng thời gian sẽ không tốt, mang lại nhiều điều xấu.
Ảnh minh họa. Ảnh: Nhung Ngô
Lễ vật cúng rằm
Ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin, lễ vật có thể rất giản dị như: Hương hoa, trầu rượu, nước, hoa quả. Ngoài lễ chay, cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Cách cúng rằm
Trước khi cúng gia tiên thường cúng Thổ Công và các vị Thần trước.
1. Văn khấn Thổ Công và các vị Thần trong nhà ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
Kính lạy: - Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.- Ngài Bản gia thổ địa Long mạch Tôn thần.
- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ; Phúc đức Tôn thần.
- Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
- Các ngài Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay là ngày rằm (15) tháng 9 năm Quý Mão 2023
Tín chủ con là........
Ngụ tại........................................
Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại VươngNgài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch Tôn thần,Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
2. Văn khấn gia tiên ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
Kính lạy:
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:...... Ngụ tại:......
Hôm nay là ngày rằm (15), tháng 9, năm Quý Mão 2023
Gặp tiết ngày rằm, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó, chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).