Bài 1: Nguy cơ đổ vỡ dự án xây dựng Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng
Với những diễn biến mới về chính sách dùng quỹ đất công để thanh toán cho các nhà đầu tư theo phương thức BT, dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao (TDTT) Phan Đình Phùng (TP Hồ Chí Minh) có nguy cơ bị đổ vỡ hay ít nhất là sẽ bị kéo dài nhiều năm.
Ai hưởng lợi từ dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng? |
Đập phá thì nhanh, xây mới thì chậm
Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng là một trong những trung tâm thể thao thuộc loại lớn nhất trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, chỉ đứng sau Nhà thi đấu Phú Thọ. Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng được đưa vào hoạt động từ năm 1985, đây là địa điểm từng tổ chức nhiều giải đấu thể thao khu vực và châu lục, trong đó có kỳ Seagames mà Việt Nam lần đầu tổ chức. Sau hơn 30 năm hoạt động, nơi đây đã xuống cấp, cũ kỹ, lac hậu, không còn đủ khả năng đáp ứng được việc tổ chức các giải thể thao lớn nên ngành thể thao thành phố đặt kế hoạch xây dựng mới Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng đạt tiêu chuẩn quốc tế để có thể đăng cai các giải thi đấu lớn trong tương lai.
Theo kế hoạch dự kiến trước đây, Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng sẽ hoàn thành trong vòng 24 tháng và đưa vào sử dụng trong năm 2018. Lúc đó, mục tiêu nhắm đến là để tổ chức Asiad 2018… Tuy nhiên, sau đó mục tiêu tổ chức kỳ Asiad đầu tiên thay đổi, nhưng dự án xây dựng Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng vẫn tiếp tục.
Tháng 1/2017, đơn chủ quản đã tiến hành tháo dỡ Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng để chuẩn bị xây dựng nhà thi đấu mới. Cũng đã có những kế hoạch về việc khởi công xây dựng Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng trong năm 2018. Theo những thông tin được công bố, dự án Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng có tổng mức đầu tư khoảng 1.954 tỉ đồng, được xây dựng theo phương thức BT (Build and Transfer – Xây dựng – Chuyển giao). Để hoàn vốn cho nhà đầu tư, TP Hồ Chí Minh sẽ giao cho nhà đầu tư sử dụng khu đất tại địa chỉ 257 Trần Hưng Đạo và một số khu đất khác.
Đến thời điểm hiện nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, việc đầu tư xây dựng Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng đang bị vướng, rất khó tháo gỡ. Với những diễn biến mới thì không biết đến bao giờ Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng mới có thể thành hiện thực, thậm chí là dự án có nguy cơ bị đổ vỡ.
Dự án kéo dài, nguy cơ đổ vỡ
Với những diễn biến mới của chính sách về việc hoàn vốn cho nhà đầu tư bằng quỹ đất đang bị Bộ Tài chính đề nghị các địa phương tạm dừng, dự án xây dựng Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng có nguy cơ bị đình hoãn kéo dài, thậm chí là đổ vỡ
Dự án xây dựng Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng có nguy cơ bị đình hoãn kéo dài, thậm chí là đổ vỡ. |
Đầu tháng 8/2018, Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT. Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định trong Luật Quản lý sử dụng tài sản công, từ ngày 1/1/2018 đã không còn áp dụng quy định tại Quyết định số 23/2015 của Thủ tướng. Quyết định này cho phép thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng BT. Từ năm 2017, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức này và đến nay nghị định đó chưa được ban hành.
Vì vậy, để xử lý các vấn đề liên quan trong thời gian một số văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa được ký ban hành, Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018 cho đến khi nghị định trên có hiệu lực thi hành. Rõ ràng, việc sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư xây dựng Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng nằm trong “tầm ngắm” của yêu cầu rà soát của Bộ Tài chính.
Một vướng mắc khác theo tìm hiểu của chúng tôi, 1 trong 3 khu đất thành phố dự định dùng để thanh toán cho nhà đầu tư là khu đất 3 ha ở khu vực Trường đua Phú Thọ (quận 11) hiện nay chưa có quy hoạch chi tiết. Theo thông tin mà chúng tôi có được, khu đất 3ha mà thành phố đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng để hoàn vốn cho nhà đầu tư hiện nay cũng không dễ sử dụng. Trước đây, theo quy hoạch, quận 11 đưa khu đất này sử dụng vào mục đích làm công viên. Nếu sử dụng khu đất 3ha này để thanh toán cho nhà đầu tư chắc chắn phải điều chỉnh quy hoạch nơi đây.
Được biết, cho đến thời điểm hiện nay mối ràng buộc duy nhất giữa thành phố và nhà đầu tư chỉ là thoả thuận đầu tư dự án xây dựng chuyển giao Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng (ký vào tháng 6/2018) và trước đó là quyết định về duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu đầu tư.
Ông Nguyễn Hữu Tín đã ký giao hơn 32,4 ha đất "gốc quốc phòng" cho doanh nghiêp "vỏ nội, ruột ngoại"
(Tieudung.vn) - Từ 2004, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua ký quyết định "tạm giao" 324.000 m2 đất tại phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 cho Công ty 7/5 (thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng) để thực hiện dự án khu dân cư. Bất ngờ, 11 năm sau, thửa đất hàng ngàn tỉ này lại được "sang tay" cho một công ty tư nhân. Người ký quyết định giao đất này là Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín. |
TP Hồ Chí Minh: “Bẻ” quy hoạch của Thủ tướng để hợp thức hóa cho các dự án bất động sản “nuốt” đất tái định cư?
(Tieudung.vn) - Giữa quyết định phê duyệt quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐTMTT) do Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký và thực tế triển khai đã sai biệt rất nhiều. Phải chăng để hợp thức hóa cho những sai biệt mà Phó chủ tịch UBND thành phố lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Đua đã có quyết định “bẻ” quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. |
TP Hồ Chí Minh: Đất công bán giá “bèo”, tư nhân hưởng lợi
(Tieudung.vn) - Quỹ nhà đất giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng sau khi cổ phần hóa bỗng biến thành đất thuộc quyền sử dụng của tư nhân với cái giá “mềm” một cách đáng ngạc nhiên. Thực trạng này đang diễn ra trong làn sóng cổ phần hóa… đây là con đường hợp pháp làm thất thoát công sản. |
TP Hồ Chí Minh: "Thủ thuật" biến đất công thành đất tư với giá “bèo bọt”!
(Tieudung.vn) - Việc mua bán khu đất số 8 – 12 Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh là một trường hợp điển hình của tình trạng thất thoát công sản một cách hợp pháp. Công sản bị xào quá xáo lại, biến thành của tư nhân với cái giá “rẻ bèo”. |
(Còn nữa)