Ghi nhận của PV Báo Kinh tế & Đô thị cho thấy, tại các khu vực đại lộ Võ Văn Kiệt, Thảo Điền (quận 2), Đa Kao (quận 1), Linh Chiểu (Thủ Đức)…quánh đặc vì sương mù. Trên nhiều đoạn đường người dân phải bật đèn chiếu sáng để di chuyển, do tầm nhìn bị hạn chế.
Hơn 7 giờ sáng nhiều phương tiện phải mở đèn để di chuyển. |
Nhiều trường hợp người đi đường phải dừng lại khẩn cấp, dụi mắt do bụi mịn tăng đột biến. Đến tận 10h trưa ngày (6/10), nhiều khu vực vẫn còn sương mù, tuy nhiên lớp sương mù tan đi, không dày đặc như lúc sáng sớm.
Tính đến thời điểm hiện tại đây là ngày thứ 14 liên tục đưa ra những khuyến cáo về không khí ô nhiễm, có thời điểm chỉ số AQI đạt gần 180.
Trong những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10, tại TP Hồ Chí Minh liên tục xuất hiện cảnh bầu trời mù mịt gây ô nhiễm khiến người dân lo lắng khi ra đường. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) có kết quả báo cáo chất lượng không khí tại TP có sự gia tăng đột biến của các nhất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO...
Tòa nhà cao nhất TP cũng chỉ nhìn thấy lờ mờ. |
Để hạn chế ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo người dân, đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai, người lớn tuổi, hạn chế ra ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động thể thao ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài cần đeo khẩu trang, mang kính che toàn bộ mắt, che chắn khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm.
Theo đó, sương mù quang hóa là loại sương mù không phải do độ ẩm không khí gây ra mà là một thuật ngữ sử dụng để miêu tả một dạng ô nhiễm không khí xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, sinh ra do ánh sáng mặt trời tác dụng lên các loại khí thải như: khí thải động cơ của các phương tiện giao thông, công nghiệp… tạo nên những hợp chất có hại cho sức khỏe con người, làm giảm tầm nhìn ngang.
Tại TP, mù quang hóa thường được hình thành trong các ngày diễn ra nghịch nhiệt mạnh mẽ làm giảm khả năng hòa trộn và phát tán ô nhiễm dẫn đến việc tích tụ ô nhiễm, đặc biệt là trong khu vực nội thành.
Trẻ hít không khí ô nhiễm có nguy cơ tử vong cao hơn Theo báo Guardian (Anh), đây không phải nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về mối liên hệ giữa ô nhiễmkhông khí và sự tử vong ở trẻ. Nhưng đây là nghiên cứu tập trung cụ thể vào các chất gây ô nhiễm khác nhau, những quan điểm khác nhau về tác động của chúng với sự sống của trẻ. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của gần 8 triệu ca sinh con còn sống tại Anh và Xứ Wales trong hơn 10 năm. Theo đó, 3 loại chất gây ô nhiễm làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh là nitơ điôxit (NO2) làm tăng tỉ lệ trẻ chết 7%, bụi mịn PM10 tăng 4% và SO2 tăng 19%. Trong đó chỉ SO2 liên quan tới các trường hợp trẻ sơ sinh chết trong 28 ngày đầu tiên. |