Cụ thể, từ ngày 5/5, phí rút tiền của chủ thẻ Vietinbank tại các ATM VietinBank đã được tăng lên 1.560 đồng (đã gồm VAT) với thẻ thông thường và 2.200 đồng (với thẻ Gold, Pink). Phí chuyển khoản liên ngân hàng tại ATM của VietinBank được thông báo là 11.000 đồng.
Sau Agribank, đến lượt VietinBank và Vietcombank tăng phí rút ATM.
Trong khi đó, BIDV - ngân hàng còn sót lại của nhóm Big 4 có gốc nhà nước, vẫn chưa thông báo biểu phí rút tiền ATM mới.
Tương tự, từ ngày 16/5, Vietcombank cũng nâng phí rút tiền nội mạng lên 1.560 đồng, bằng với mức tăng của Agribank, VietinBank.
Như vậy đã có ba ngân hàng lớn nhất tăng phí rút tiền nội mạng sau 5 năm "đứng yên", kéo theo khoảng 38,73 triệu chủ thẻ, tương đương hơn 50% số người dùng sẽ phải trả thêm phí khi rút tiền tại ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ.
Phí rút tiền tại ATM ngoại mạng của các chủ thẻ ba ngân hàng này vẫn là 3.300 đồng một giao dịch.
Những ngày vừa qua, thông tin ngân hàng tăng phí rút tiền nội mạng vấp phải sự phản ứng của nhiều khách hàng do đây là loại phí phổ thông nhất và gần như chủ thẻ nào cũng phải trả.
Các chủ thẻ cũng cho rằng để cân bằng quyền lợi giữa khách hàng và ngân hàng, tăng phí các ngân hàng phải đồng thời tăng chất lượng dịch vụ.
Những ngày vừa qua, thông tin ngân hàng tăng phí rút tiền nội mạng vấp phải sự phản ứng của nhiều khách hàng do đây là loại phí phổ thông nhất và gần như chủ thẻ nào cũng phải trả.
Các chủ thẻ cũng cho rằng để cân bằng quyền lợi giữa khách hàng và ngân hàng, tăng phí các ngân hàng phải đồng thời tăng chất lượng dịch vụ.
Trước đó, chia sẻ tại một diễn đàn hôm 8/5, ông Đào Minh Tuấn - Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam cho rằng việc các ngân hàng tăng phí dịch vụ là theo đúng lộ trình.
Cụ thể, Thông tư 35 ban hành năm 2012 cho phép các ngân hàng được thu phí ATM nội mạng kể từ ngày 1/3 năm 2013. Theo đó, mức phí áp dụng tối đa cho một giao dịch rút tiền nội mạng trong năm 2013 là 1.000 đồng, tiếp đó tăng dần lên 2.000 đồng vào năm 2013 và lên 3.000 đồng từ năm 2015 trở đi. Và thực tế, đến nay, mức trần thu phí ATM mới được một số ngân hàng áp dụng.
Từ đầu tháng 3, Vietcombank và một loạt ngân hàng cổ phần liên tục tăng phí dịch vụ, trong đó có phí SMS Banking, phí giao dịch điện tử, phí liên ngân hàng. Từ đầu tháng 3, Vietcombank thu phí SMS Banking tăng từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng mỗi tháng (đã bao gồm VAT).
Ngoài ra, phí chuyển khoản trong Vietcombank qua app Mobile Banking sẽ tốn 2.200 đồng/ giao dịch thay vì miễn phí như trước đây. Vietcombank cũng bắt đầu áp dụng phí quản lý tài khoản ở mức 2.000 đồng/tháng.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ trước đó, tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, trưởng khoa tài chính Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng trong câu chuyện tăng phí ATM này cần có sự sòng phẳng và rõ ràng.
"Ngân hàng kêu lỗ khi giá vốn một giao dịch rút tiền ATM là 9.000 đồng, nhưng chỉ thu được hơn 1.000 đồng. Giá vốn ATM là gì? Ngân hàng kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ, kèm theo việc chi lương qua tài khoản. Vậy việc tách riêng tính giá vốn ATM để tính chi phí thì liệu có tính đúng, tính đủ chưa?", ông Bảo đặt vấn đề.
Còn một số ngân hàng khác nhân dịp này đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét lại mức phí rút tiền ngoại mạng cũng như tỉ lệ chia sẻ phí giữa đơn vị chuyển mạch là Napas và các ngân hàng có máy ATM.
Lý do là hiện nay các ngân hàng bỏ ra hàng loạt phí như đầu tư máy, tồn quỹ, nhân lực, bảo trì, thuê mặt bằng, đường truyền mà chỉ được hưởng 1.650 đồng/giao dịch là không hợp lý.
Theo thống kê, hiện nay hầu hết ngân hàng đều áp dụng thu phí rút tiền mặt ATM nội mạng ở mức 1.100 đồng/giao dịch và một số ngân hàng mới điều chỉnh lên 1.650 đồng/giao dịch. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà băng miễn phí cho khách hàng sử dụng dịch vụ này, như Vietcapital Bank và SCB miễn phí rút tiền với thẻ ghi nợ quốc tế và nội địa. Maritimebank miễn phí 2 lần giao dịch đầu tiên trong tháng với thẻ ghi nợ quốc tế...