Thủ tục làm thẻ căn cước gắn chíp điện tử được cơ quan chức năng hướng dẫn chi tiết, cụ thể dưới đây:
Công dân có giấy mời làm thủ tục cấp căn cước công dân, không phải mang theo bất kì giấy tờ gì khác.
Bước 1: Công dân mang theo giấy mời đến bàn tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Công dân đến bàn thu nhận thông tin để cán bộ tả nhận dạng, thu nhận vân tay (vân tay lăn) và ảnh chân dung vào phần mềm CCCD.
Bước 3: Công dân kiểm tra thông tin của mình trong phiếu DC02 sau đó nộp lại cho cán bộ thu nhận.
Bước 4: Đăng ký và nộp phí dịch vụ trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu.
Bước 5 : Thu lệ phí đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại CCCD theo quy định của Bộ Tài chính.
Bước 6: Công dân nhận CCCD và xuất trình CMND 9 số/12 số để cán bộ xử lý theo quy định (đối với CMND 9 số/12 số rõ nét thì cán bộ sẽ cắt góc và trả lại cho công dân; đối với CMND 9 số/12 số hỏng, mờ thông tin thì cán bộ sẽ thu, hủy theo định).
Thủ tục làm thẻ căn cước gắn chíp có nhiều trường hợp khác nhau.
Công dân không có giấy mời làm thủ tục cấp căn cước công dân
Trường hợp 1: Công dân có thông tin trong dữ liệu dân cư
Bước 1: Công dân xuất trình Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD còn giá trị sử dụng để cán bộ thu nhận tiến hành kiểm tra, đối chiếu với thông tin công dân trong dữ liệu dân cư; xuất trình giấy tờ hợp pháp khác (Giấy khai sinh, quyết định của cơ quan tư pháp…) để chứng minh nội dung điều chỉnh thông tin của mình (nếu có) và ký xác nhận phiếu DC02 khi có biến động thông tin.
Bước 2: Công dân đến bàn thu nhận thông tin để cán bộ tả nhận dạng, thu nhận vân tay (vân tay lăn) và ảnh chân dung vào phần mềm CCCD.
Bước 3: Công dân kiểm tra thông tin của mình trong phiếu DC02 sau đó nộp lại cho cán bộ thu nhận.
Bước 4: Đăng ký và nộp phí dịch vụ trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu.
Bước 5: Thu lệ phí đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại CCCD theo quy định của Bộ Tài chính.
Bước 6: Công dân nhận CCCD và xuất trình CMND 9 số/12 số để cán bộ xử lý theo quy định (đối với CMND 9 số/12 số rõ nét thì cán bộ sẽ cắt góc và trả lại cho công dân; đối với CMND 9 số/12 số hỏng, mờ thông tin thì cán bộ sẽ thu, hủy theo định).
Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ CCCD.
Ghi chú:
Trong giai đoạn thu nhận hồ sơ cấp CCCD từ nay đến khi văn bản quy phạm pháp luật quy định về mẫu thẻ CCCD gắp chíp điện tử có hiệu lực, cơ quan Công an chưa tiến hành in và trả CCCD nên chưa phát hành giấy hẹn trả kết quả cho công dân (cơ quan Công an sẽ chủ động thông báo cho công dân khi có CCCD).
Việc đăng ký trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu với dịch vụ chuyển phát nhanh chỉ thực hiện khi có quy trình thống nhất cơ quan Công an và Bưu điện TP Hà Nội.
Trường hợp 2: Công dân không có thông tin trong dữ liệu dân cư
Bước 1: Công dân kê khai phiếu DC01 hoặc sử dụng mẫu CC01 công dân đã kê khai trước đó và ký xác nhận.
Bước 2: Công dân xuất trình Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD còn giá trị sử dụng để cán bộ thu nhận tiến hành kiểm tra, đối chiếu với thông tin công dân đã kê khai; xuất trình giấy tờ hợp pháp khác (Giấy khai sinh, quyết định của cơ quan tư pháp…) để chứng minh nội dung điều chỉnh thông tin của mình (nếu có).
Bước 3: Công dân đến bàn thu nhận thông tin để cán bộ tả nhận dạng, thu nhận vân tay (vân tay lăn) và ảnh chân dung vào phần mềm CCCD.
Bước 4: Đăng ký và nộp phí dịch vụ trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu.
Bước 5: Đăng ký trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu thì đăng ký và trả phí dịch vụ chuyển phát cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo quy định.
Bước 6: Thu lệ phí đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại CCCD theo quy định của Bộ Tài chính.
Bước 7: Công dân nhận kết quả CCCD và xuất trình CMND 9 số/12 số để cán bộ xử lý theo quy định (đối với CMND 9 số/12 số rõ nét thì cán bộ sẽ cắt góc và trả lại cho công dân; đối với CMND 9 số/12 số hỏng, mờ thông tin thì cán bộ sẽ thu, hủy theo định).