1. Chùa Hà (Hà Nội) – cầu duyên
Những ngôi chùa khác thường tập trung nhiều tầng lớp trung niên, các cụ ông cụ bà, đến để giải hạn, để lễ bái, thì chùa Hà được đông đảo học sinh, sinh viên biết đến với một cái tên khác – Chùa Tình yêu. Họ đến đây để cầu duyên.
Trên mảnh đất thủ đô có rất nhiều ngôi chùa, trong đó Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
Chùa Hà ở Hà Nội là nơi nhiều người đến viếng để cầu duyên trong dịp năm mới.
Chùa Hà có hai truyền thuyết của sự hình thành. Truyền thuyết thứ nhất đó là vào thời Lý, Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa (sau này gọi là Chùa Hà) để kỷ niệm sự kiện này.
Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự.
Truyền thuyết thứ hai kể rằng Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.
Đến đây không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn.
Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.
2. Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - cầu tài lộc
Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội. Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội thì đều đến thắp hương cầu phúc ở Phủ Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ là địa điểm được chọn viếng vào những ngày đầu năm với mong muốn cầu tài lộc trong năm mới.
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.
Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây. Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội thì đều đến thắp hương cầu phúc ở Phủ Tây Hồ.
Nếu gia đình bạn đang muốn tìm một địa điểm vừa có thể du lịch, vừa có thể cầu lộc, cầu tài thì không nên bỏ qua chốn linh thiêng bậc nhất Hà Thành này.
3. Chùa Duyên Ninh (Ninh Bình) - cầu duyên
Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) tọa lạc trong thành Tây Hoa Lư ở thôn Chi Phong xã Trường Yên. Trên đường từ Tràng An đến chùa Bài Đính. Thưở xa xưa, chùa nổi tiếng miền Bắc này là nơi vui chơi của các công chúa thời Đinh Lê. Chùa được xây dựng dưới thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Dân gian thường gọi chùa này là chùa Thủ. Nơi đây Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân con vua Lê Đại Hành đã thề hẹn yêu đương ở đó mà sinh ra Lý Thái Tông.
Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự)
Sau này Lý Phật Mã vẫn lui về đây tu hành. Chùa Duyên Ninh được xem là ngôi chùa nguyên vẹn từ thời Đinh còn lại nên kiến trúc khá khiêm nhường và cổ kính. Chính nguồn gốc về các cô công chúa, về gia đình hạnh phúc xa xưa của bậc vua chúa nhà Lý mà chùa sau này trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông khách hành hương tới cầu phúc, cầu may. Đặc biệt không thể không kể tới việc cầu duyên và cầu tự hiếm muộn con cái.
4. Chùa Hương (Hà Nội ) – Cầu bình an
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hộichùa Hương. Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền.
Chùa Hương
Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Ngày mồng sáu tháng giêng là ngày khai hội.
Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch.
Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
5. Đền Trần ( Nam Định) – xin ấn
Hàng năm, cứ vào ngày 14 tháng riêng âm lịch Nam Định tổ chức lễ khai ấn Đền Trần, nơi thờ các vị vua đời Trần. Dù chỉ đêm 14 tháng Giêng mới khai ấn đền Trần nhưng mới mùng 7, mùng 8 Tết, phủ Thiên Trường Nam Định đã tấp nập du khách thắp hương, vãn cảnh đầu xuân.
Vài năm trở lại đây, ngày càng nhiều người đổ về khu di tích Đền Trần, Nam Định xin ấn để cầu tài, cầu lộc, vạn sự như ý.Đền Trần (Trần Miếu) thuộc Tức Mặc, phường Lộc Vượng, Mỹ Lộc, Nam Định. Đền Trần là công trình thờ tự có từ lâu đời, thờ 14 vị vua triều Trần.
Khai ấn đầu năm là một hoạt động văn hoá mang đậm dấu ấn của triều đại phong kiến nước ta.
Thế nên, dù Đền Trần có hơn hai chục ngày lễ nhưng Lễ khai ấn là đại lễ được mong đợi nhất trong năm. Theo tương truyền, ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 - 24h của ngày 14 tháng giêng.
Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được ấn vua ban lúc nửa đêm, người ta phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu, hoặc đến thời điểm khai ấn.
Loại này được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho "thường dân". Còn có một loại ấn được đóng trên tấm lụa đỏ, loại này chỉ có rất ít, và chỉ dành cho các quan chức cấp tỉnh, Trung ương về dự. Cứ 10 khắc trên lụa đỏ chỉ có 1 tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua. Và nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì coi như đã đắc lộc, đắc thọ.