Thứ 5, 22/05/2025, 11:19 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Người Việt ăn gì trong ngày Tết Đoan ngọ?

Người Việt ăn gì trong ngày Tết Đoan ngọ?
(Tieudung.vn) - Những món ăn để “giết sâu bọ” ngày Tết Đoan ngọ ở nước ta rất phong phú, đa dạng theo vùng miền. Mỗi món ăn, người Việt đều gửi gắm và duy trì nét đẹp văn hoá, nét đẹp tâm linh từ bao đời.

Tết Đoan ngọ là lễ tết quan trọng của người Việt từ nhiều đời nay. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. "Đoan" nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11-13h.

Dịp Đoan ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.

Điểm danh những  gắn liền với Tết Đoan ngọ, đã trở thành những món truyền thống, không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này, đặc trưng cho các vùng miền của Việt Nam.

Thịt vịt

Người Việt ăn gì trong ngày Tết Đoan ngọ?

Với người dân ở một số vùng miền như miền Trung, miền Nam, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan ngọ. Kể cả khi người dân có quan niệm kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng vì sợ đen đủi thì vào ngày 5.5 âm lịch, vẫn có nhiều người ăn thịt vịt.

Theo quan niệm, vào ngày Tết Đoan ngọ, dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Cơm rượu nếp (phổ biến các vùng)

Người Việt ăn gì trong ngày Tết Đoan ngọ?

Với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong buổi sáng ngày Tết Đoan ngọ. Theo quan niệm, vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.

Ở mỗi vùng miền cách ủ cơm rượu lại khác nhau. Nếu như người miền Bắc để các hạt tơi thì ở miền Trung cơm rượu lại được ép thành khối còn miền Nam thì được viên tròn. Tuỳ theo khẩu vị, bạn có thể thử nghiệm từng cách làm riêng để cả nhà đều thích.

Rượu nếp kiểu Huế lại là một thức uống giải khát thông dụng của người dân nơi đây. Viên cơm nếp lên men vừa tới, mùi men nhẹ chưa quá gắt pha cùng đá sẽ xua tan đi cơn khát cực nhanh. Nước rượu nếp bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để tránh lên men rượu. Khi uống cho thêm đá vào cốc, ăn cả cơm rượu nếp và nước sẽ rất ngon.

Bánh ú tro

Người Việt ăn gì trong ngày Tết Đoan ngọ?

Miền Nam và miền Trung món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.

Bánh được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân.

Mâm quả

Người Việt ăn gì trong ngày Tết Đoan ngọ?

Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Người xưa quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm với hoa quả đầu mùa. Bởi thế, lễ cúng ngày này không thể thiếu những hoa quả như các loại: vải, mận, quất hồng bì, đào, chuối, dưa hấu, dứa...

Chè trôi nước

Người Việt ăn gì trong ngày Tết Đoan ngọ?

 Với người miền Bắc, bánh trôi là đặc sản thường thấy trong ngày Tết Hàn thực, còn với người miền Nam, chè trôi nước là món ăn "giết sâu bọ" quen thuộc trong ngày 5/5 Âm lịch. Viên bánh trôi tròn có vỏ bột nếp trắng dẻo, nhân đậu xanh ngọt thơm hòa quyện với nước cốt dừa béo và hạt mè bùi bùi.

Các loại xôi, chè: Xôi và chè có thể ăn quanh năm, nhưng vào ngày này, ở mỗi vùng miền, người dân thường ăn các món đặc trưng khác nhau như người miền Bắc ăn chè đậu xanh, chè mật gạo nếp, người miền Trung ăn chè kê, chè hạt sen hay chè trôi nước thường có ở miền Nam. 

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Khởi tố Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
(Tieudung.vn) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có quyết định khởi tố Hoa hậu Nguyễn...
 
Xuất hiện fanpage mạo danh Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái”
(Tieudung.vn) Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa phát đi cảnh báo việc xuất hiện đối tượng...
 
Thanh niên bị lừa hơn 3,5 tỷ đồng khi tìm 'gái gọi' trên Telegram
(Tieudung.vn) Nam thanh niên 30 tuổi khi lên mạng xem thông tin đồi trụy, tìm dịch vụ "gái gọi"...

Muôn màu

Tử vi ngày 22/5/2025 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải hãy cố gắng tiết kiệm hơn
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 22/5/2025 của 12 cung hoàng đạo, tài chính không ổn...
 
Lịch âm 22/5 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 22/5/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 22/5/2025? Lịch vạn niên 22/5/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 21/5/2025 của 12 cung hoàng đạo: Ma Kết sức khỏe không được tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ tư ngày 21/5/2025 của 12 cung hoàng đạo, sức khỏe cũng không...

Du lịch - Ẩm thực

Những điều cấm kị khi ăn sầu riêng, bạn nên biết để tránh ngộ độc
(Tieudung.vn) Sầu riêng tuy mang đến giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải thực phẩm nào cũng có...
 
6 món ăn của Việt Nam vinh dự lọt top 100 món xào ngon nhất Đông Nam Á
(Tieudung.vn) Trong danh sách những món xào ngon nhất Đông Nam Á được Taste Atlas công bố mới đây,...
 
2 món ăn của Việt Nam lọt top 10 món chè, cháo ngon nhất châu Á
(Tieudung.vn) Mới đây, trang Tasteatlas đã tiến hành khảo sát ý kiến người dùng và công bố danh sách...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.03364 sec| 867.18 kb