Thứ 6, 22/09/2023, 12:43 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
(Tieudung.vn) - Theo quan niệm xưa của người Việt Nam, vào ngày 23 tháng chạp mọi người lại chuẩn bị lễ vật và cỗ tiễn ông Táo về chầu trời.

Theo quan niệm xưa của người Việt Nam, vào ngày 23 tháng chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế, nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.

Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Phong tục này đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta. 

Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống bao gồm rất nhiều món, bao giờ cũng có các và lễ vật.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 

Lễ vật

Trước khi sắp mâm cỗ cúng ông Táo, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng Táo quân gồm có:

Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để Táo quân có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Mâm cỗ cúng

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp. Có thể làm  lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường thấy nhất là:1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng.

Thời gian và cách cúng ông Táo

Lễ cúng ông Táo thông thường tiến hành vào trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Cũng có thể cúng sớm hơn vào buổi trưa, tối ngày 22 tháng Chạp.

Gia chủ chuẩn bị bài khấn, khấn sau khi thắp hương, Khi hương cháy 2/3 thì đưa vàng mã ra hóa, vẩy rượu trắng vào tro vàng mã, sau đó mang cá chép ra ao hồ nước trong để thả.

Bạn cũng có thể cúng ông Táo tại bàn thờ gia tiên.

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Bến thủy nội địa Du thuyền Bình Dương xây dựng không phép vẫn ngang nhiên hoạt động, chính quyền bất lực?
(Tieudung.vn) Như báo Kinh tế Đô thị đưa tin, bến thủy nội địa Du thuyền Bình Dương tại...
 
Vụ án Thuduc house: Kỷ luật nhiều đảng viên của Cục thuế TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Ủy...
 
Bắt cựu phó Vụ trưởng Bộ Công Thương vì nhận hối lộ
(Tieudung.vn) Bộ Công an đã khởi tố cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương)...

Muôn màu

8 vật dụng cần có ở trong nhà để phòng cháy, chữa cháy và thoát hiểm
(Tieudung.vn) Bình chữa cháy, thiết bị báo cháy, búa thoát hiểm... là những vật dụng nhất định phải có...
 
Tử vi hàng ngày - Thứ Sáu 22/9/2023 của 12 cung hoàng đạo
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ Sáu 22/9/2023 của 12 cung hoàng đạo: Ma Kết có thể đạt...
 
Tử vi hàng ngày - Thứ Năm 21/9/2023 của 12 cung hoàng đạo
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ Năm 21/9/2023 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư nên chú ý...

Du lịch - Ẩm thực

Festival Thu Hà Nội năm 2023: Cú hích cho du lịch Thủ đô
(Tieudung.vn) Với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, Festival Thu Hà Nội sẽ là cú hích cho ngành...
 
6 mẹo bảo quản củ cải trắng tươi ngon trong thời gian dài
(Tieudung.vn) Củ cải trắng là loại quả không những được sử dụng rất nhiều trong các món ăn mà...
 
Thương nhớ những ngày thu theo hương cốm xanh non vào phố
(Tieudung.vn) Trong cuộc sống hối hả vẫn có không ít người luôn trông ngóng, muốn cảm nhận hương cốm...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.85788 sec| 884.836 kb