Thứ 2, 25/11/2024, 08:05 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lừa đảo, “chặt chém” khách nước ngoài: Kỳ 4 - Hãy hành động vì môi trường du lịch sạch!

Lừa đảo, “chặt chém” khách nước ngoài: Kỳ 4 -  Hãy hành động vì môi trường du lịch sạch!
(Tieudung.vn) - “Chỉ cần một cử chỉ, nụ cười thân thiện vốn là nét lịch sự trong lời ăn, tiếng nói người Hà Nội… đã có thể níu chân khách quay trở lại”, ông Lê Vinh - thành viên Hiệp hội du lịch phố cổ Hà Nội chia sẻ.

LTS: Hà Nội được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, thân thiện hàng đầu thế giới. Tháng 7/2018, tạp chí Hello (Anh) đã xếp Hà Nội đứng đầu danh sách 7 điểm đến tốt nhất châu Á dành cho "Tây balô".

Tuy nhiên, những vụ việc lừa đảo, “chặt chém” du khách quốc tế phần nào làm ảnh hưởng tới hình của du lịch Thủ đô. Nhóm phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thâm nhập thực tế điều tra với loạt bài "Lật tẩy chiêu trò lừa đảo, chặt chém du khách nước ngoài" phản ánh tình trạng “chăn” khách nước ngoài của một bộ phận nhỏ taxi “dù” ở sân bay và người bán hàng rong trên phố cổ Hà Nội. Đồng thời, tìm những giải pháp căn cơ giúp làm sạch môi trường du lịch Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.

Người bán một chiếc bánh đúc giá 100.000 đồng và một hộp bánh trôi giá 100.000 đồng trong loạt bài của PV báo Kinh tế & Đô thị.

Kỳ 1: “Biệt đội chăn Tây” và thủ đoạn cướp khách kiểu mới trên sân bay Nội Bài
Kỳ 2: Lừa đảo, "chặt chém" khách nước ngoài: Kỹ nghệ chăn khách của "đội quân" hàng rong
Kỳ 3: “Biệt đội chăn Tây” trần tình thủ đoạn "chặt chém”, cướp khách ở sân bay
Mời quý độc giả theo dõi kỳ 4: Hãy hành động vì môi trường du lịch sạch!

Triệt tiêu nạn lừa đảo, “chặt chém” du khách

Theo người khởi xướng chiến dịch “Du lịch văn minh” - ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Giám đốc Công ty TransViet Travel, với khách du lịch, ấn tượng ban đầu luôn rất quan trọng để làm nên thành công trong chuyến đi du lịch. “Nếu vừa đến sân bay đã gặp “cò” taxi “chặt chém” thì chắc chắn du khách không còn tâm trạng vui chơi. Từ đó, du khách sẽ có tâm lý đề phòng, sự thoải mái vô tình bị “đánh cắp”.

"Trước quy định cấm bán hàng rong, các đối tượng bán rong qua mắt lực lượng chức năng bằng cách để hàng vào túi như đi du lịch, đến khi gặp khách nước ngoài mới mở túi ra chèo kéo khách mua hàng. Do vậy, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện, đẩy đuổi hàng rong", Trung tá Dương Bảo Thạch - Đội phó Đội Cảnh sát trật tự phản ứng nhanh, CA quận Hoàn Kiếm. 

Nạn “chặt chém” du khách nước ngoài chỉ tập trung ở khoảng hơn chục “cò” taxi trên sân bay Nội Bài và một vài người bán hàng rong trên phố cổ Hà Nội nhưng ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch trong nước. Thời đại công nghệ thông tin, hình ảnh xấu xí qua mạng sẽ lan tỏa rất nhanh. Từ đó, có thể khiến bạn bè quốc tế hiểu sai, giảm thiện cảm của khách khi đến với đất nước, hình ảnh du lịch Việt Nam trở nên méo mó.

Chính bởi vậy, theo ông Đạt, cần phải triệt tiêu hoàn toàn nạn lừa đảo, “chặt chém” du khách. Cụ thể, đối với tình trạng “cò” sân bay, phải quy trách nhiệm cho lực lượng công an, sân bay, Cảng vụ Hàng không miền Bắc. Trong sân bay, hệ thống camera dày đặc, lực lượng chức năng hoàn toàn có thể khoanh vùng đối tượng và xử lý vi phạm. Thực tế cho thấy, “cò” taxi chủ yếu hoạt động ban đêm, khi lực lượng công an ít hơn ban ngày.

Nạn lừa đảo, “chặt chém” du khách không cấp bách như giết người, cháy nhà… nên thường bị coi nhẹ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến câu chuyện đáng buồn này chưa thể giải quyết triệt để. Mặt khác, không loại trừ tình trạng lực lượng có trách nhiệm đã làm ngơ cho “cò” taxi hoạt động ở sân bay; hay đội bán hàng rong ở khu phố cổ và phố đi bộ hồ Gươm. Do vậy, rất cần thiết sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, công an.

Ông Lê Tiến - chủ DN thuộc Hiệp hội du lịch phố cổ Hà Nội cho biết, lãnh đạo TP, các DN luôn cố gắng nâng cao chất lượng ngành du lịch, hình ảnh Hà Nội, nhưng chỉ một hành động nhỏ như hàng rong chèo kéo khách, taxi “dù” ép giá… phá hỏng tất cả.

“Chúng tôi luôn mong muốn các sở, ban, ngành trên địa bàn TP cần mạnh tay, triệt tiêu dẹp nạn bán hàng rong chèo kéo khách. Đồng thời, yêu cầu và giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, bán hàng tại các khu du lịch, điểm du lịch niêm yết giá hàng hóa và bán đúng giá niêm yết”, ông Tiến đề nghị.

Lừa đảo, “chặt chém” khách nước ngoài: Kỳ 4 -  Hãy hành động vì môi trường du lịch sạch!

Du khách tham quan Hồ Gươm. Ảnh: Hồ hạ.

Đề xuất thành lập Cảnh sát du lịch tại Hà Nội

Tại một số nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Indonesia, Thái Lan… lực lượng cảnh sát du lịch giúp giải quyết các đối tượng hàng rong, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch. Do đó, người khởi xướng chiến dịch “Du lịch văn minh” - ông Nguyễn Tiến Đạt đề xuất, Thủ đô Hà Nội cần có lực lượng cảnh sát du lịch để bảo vệ du khách và trấn áp kẻ xấu.

Cảnh sát du lịch nên giống như đội phản ứng nhanh và có nhiều quyền hành hơn, làm đầu mối phối hợp với các đơn vị chuyên trách như cảnh sát khu vực, an ninh trật tự, , thuế…, để làm đầu mối hướng dẫn, giải quyết các vấn đề cho du khách.

"Thời gian tới sẽ công khai các đối tượng chuyên bán hàng ép giá, đồng thời có khuyến cáo đến khách du lịch không nên mua vật phẩm, bưu phẩm của các đối tượng hàng rong… Bên cạnh đó, tại khu vực phố cổ Hà Nội thời gian tới sẽ có nhiều cửa hàng tiện ích, khách du lịch tiện mua hàng hơn, từ đó giảm việc mua bán từ hàng rong", ông Phạm Tuấn Long - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Cảnh sát du lịch ở nhiều nước rất thân thiện, họ sẵn sàng hướng dẫn, tour, đưa bản đồ hướng dẫn cho khách đi…, điều này tạo hình rất ảnh đẹp đối với khách du lịch. Vậy nên, trong tình hình hiện nay, việc thành lập cảnh sát là cần thiết để thúc đẩy ngành du lịch được phát triển mạnh mẽ hơn nữa”, ông Đạt nhấn mạnh.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung, Tổng cục Du lịch hoàn toàn ủng hộ việc thành lập thí điểm lực lượng cảnh sát du lịch ở một số địa phương có lượng khách du lịch đông như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để hạn chế tình trạng lừa đảo, ép giá, “chặt chém” du khách.

Bởi đây cũng là việc mà nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã thực hiện. Cùng với đó, Tổng cục Du lịch đề nghị Hà Nội và các địa phương tăng cường trách nhiệm cho lực lượng cảnh sát trật tự hỗ trợ khách tại các địa bàn trọng điểm để đảm bảo môi trường du lịch an toàn và thân thiện đối với du khách.

Mỗi người dân là một “đại sứ du lịch”

Chủ tịch CLB Yoga cười Việt Nam Lê Anh Sơn cho rằng, khi con người ta đi du lịch, nghĩa là họ đi tìm kiếm niềm vui, xả stress, văn hóa đẹp của vùng đất mới. Nếu đến Việt Nam khách được vui, hạnh phúc, thoải mái chắc chắn họ sẽ đến nhiều lần hơn, ở lại lâu hơn, tiêu nhiều tiền hơn.

Theo ông, Hà Nội, nhất là khu vực phố cổ, chính những người dân nơi đây được hưởng lợi nhiều nhất từ việc nhiều khách du lịch lưu trú. Thậm chí, những người từ các nơi khác đến hành nghề đạp xích lô, làm xe ôm, bán hàng rong cũng dễ dàng có thu nhập tốt.

7 tháng đầu năm 2018, khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội ước đạt 2,44 triệu lượt, tăng 20,5% so cùng kỳ; khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội đến từ một số nước tăng cao so cùng kỳ như: Anh tăng gấp 7,3 lần; Trung Quốc tăng 33,7%; Hàn Quốc tăng 21,7%; Malaysia tăng 31,8%; Singapore tăng 21,8%; Đài loan tăng 52,9%... Khách nội địa đến Hà Nội 7 tháng đầu năm đạt 6.628 nghìn lượt khách tăng 15,5% so cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành 7 tháng ước đạt 37.757 tỷ đồng tăng 8,8% so cùng kỳ.

Do vậy, trước hết, chính người dân Hà Nội nên có ý thức được vai trò là “đại sứ du lịch” trên chính địa phương mình. Mỗi người Hà Nội hãy luôn mỉm cười khi gặp khách, sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ một cách nhiệt thành khi khách du lịch cần…“Điều này hoàn toàn không khó khi người Hà Nội vốn tự hào về văn hóa ứng xử văn minh, thanh lịch, mến khách, thân thiện… giờ chỉ cần biểu hiện ra thành hành vi”, ông Sơn nói.

Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Giám đốc Công ty TransViet Travel góp ý, Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch Hà Nội, các DN cần thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn lỹ năng phục vụ du khách cho những đối tượng trực tiếp giao dịch, phục vụ du khách, trong đó có tài xế taxi, lái xe chở khách du lịch, lái xe xích lô, người bán hàng rong… để họ nhận thức được tác hại không thể đo đếm của việc lừa đảo, chặt chém du khách. Chỉ khi nào mỗi người dân và những người làm du lịch đều là một đại sứ du lịch, thì nạn lừa đảo khách quốc tế mới được xử lý dứt điểm.

Trong nhiều năm làm nghề du lịch, ông Lê Vinh - thành viên Hiệp hội du lịch phố cổ Hà Nội thường được nghe những lời khen ngợi của du khách nước ngoài về sự thân thiện của người dân Hà Nội. Họ cảm thấy hạnh phúc vì luôn nhận được sự chào đón, nụ cười thân thiện của người dân khi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm. Khi về khách sạn, họ lại được sự phục vụ chuyên nghiệp, vui vẻ của anh bảo vệ, chị lễ tân…

“Chỉ cần một cử chỉ, nụ cười thân thiện vốn là nét lịch sự trong lời ăn, tiếng nói người Hà Nội … đã có thể níu chân khách quay trở lại”, ông Vinh .

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung khuyến cáo, nếu muốn được phục vụ tốt, khách quốc tế đến Việt Nam cần lựa chọn những cơ sở lưu trú cũng như DN lữ hành uy tín để đặt phòng, đặt tour. Đồng thời, cần đến đúng địa chỉ đã đặt chỗ hoặc ký hợp đồng để tránh rơi vào “bẫy” của những đối tượng xấu, lừa đảo.

Trong bối cảnh ngành du lịch đang thực hiện quyết liệt Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch và Chỉ thị số 14/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch…, Sở Du lịch Hà Nội cần xử lý thật nghiêm những trường hợp lừa đảo, ăn chặn tiền của du khách. Bởi lẽ, những vụ việc này không chỉ làm xấu hình ảnh của Hà Nội mà còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Một viên chức ở Bình Dương xin phép xây nhà cho người ở...khi xây lại
(Tieudung.vn) Tháng 10/2020, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết về quy định xây nhà nuôi chim...
 
Bắt Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) Ông Huỳnh Nguyễn Lộc Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh bị...
 
Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...

Muôn màu

Lễ hội Hoa hướng dương
(Tieudung.vn) Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách...
 
Tử vi ngày 25/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư có cơ hội để gia tăng thu nhập
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ hai ngày 25/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Song Ngư sẽ có...
 
Tử vi ngày 24/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ nên cân đối thu chi
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Chủ nhật ngày 24/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ hãy chú...

Du lịch - Ẩm thực

Việt Nam tiếp tục được vinh danh là
(Tieudung.vn) Việt Nam vừa được Tổ chức Giải thưởng Golf thế giới (World Golf Awards) lần thứ 11 vinh...
 
Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.64845 sec| 921.781 kb