Mẫu phiếu đi chợ theo hướng dẫn tại Công văn 5858/BYT-MT của Bộ Y tế
Đối với ủy ban nhân dân các cấp
Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh định kỳ hàng tuần cho người quản lý, người lao động/làm việc, người bán hàng tại chợ để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 và có biện pháp xử trí kịp thời.
Thực hiện phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bàn bằng Thẻ vào chợ cho các hộ gia đình, học sinh, sinh viên, người lao động thuê nhà trên địa bàn
Thẻ vào chợ có đóng dấu của UBND (có đầy đủ họ tên, địa chỉ, điên thoại liên lạc của người vào chợ) được phân chia theo ngày chẵn, lẻ (hoặc theo phương thức khác như thông qua các ứng dụng đặt lịch đi chợ online/tổng đài đặt lịch đi chợ...) cho các gia đình để bảo đảm tần suất một gia đình/nhà 3 ngày đi chợ 1 lần. Thẻ vào vào chợ nên được phát 1 lần cho từng hộ gia đình/nhà bảo đảm bằng thời gian giãn cách xã hội do UBNDtỉnh đã thông báo.
Đơn vị quản lý chợ thu lại Thẻ này, lưu theo ngày, phục vụ điều tra, truy vết dịch tễ khi cần thiết.
Đối với đơn vị quản lý chợ
Có kế hoạch, phương án phòng chống dịch Covid-19 cho chợ, trong đó quy định rõ người chịu trách nhiệm và thời gian thực hiện, nội dung cần triển khai; người chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát; kinh phí đảm bảo thực hiện. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh phương án cho phù hợp.
Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng chống dịch Covid-19 tại chợ; thực hiện ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về phòng chống dịch.
Tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ, cung cấp đầy đủ khẩu trang và yêu cầu NLĐ/làm việc, người bán hàng, khách hàng phải khai báo y tế qua quét mã QR điểm kiểm dịch hoặc trên ứng dụng VHD hoặc khai trên giấy hàng ngày vào chợ, thực hiện 5K đặc biệt luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn theo quy định…; tổ chức mua hàng tại chợ theo quy định một chiều (chiều vào, chiều ra khác nhau).
Tổ chức khai báo y tế cho người đi chợ tại chợ Bình Thới TP Hồ Chí Minh, một trong những chợ vừa được mở lại trong thời gia thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: sggp.org.vn
Đối với hộ kinh doanh
Chỉ bán các mặt hàng thiết yếu theo qui định, tuân thủ việc sắp xếp nơi bán hàng, bảo đảm khoảng cách an toàn phòng, chống dịch, và các qui định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc luôn thực hiện 5K; nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách khi mua hàng.
Quản lý người lao động/làm việc, người bán hàng về các thông tin như họ tên, năm sinh, số CMT/CCCD, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ quê quán, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.
Đối với người lao động/làm việc, người bán hàng
Không đến chợ nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Người lao động/làm việc, người bán hàng luôn thực hiện 5K; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong thời gian di chuyển từ nơi ở đến chợ và ngược lại; thực hiện khai báo y tế hàng ngày khi đến chợ để làm việc; thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại chợ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người làm việc cùng, người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của người có thẩm quyền của chợ.