Chuyên gia Kinh tế - Luật sư Bùi Quang Tín. |
Đây là nhận định của Chuyên gia Kinh tế - Luật sư Bùi Quang Tín - Giám đốc điều hành Trường Doanh nhân BizLight khi nói về các thay đổi tại Dự án sửa đổi 5 Luật thuế mà Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến.
Dự án sửa đổi 5 luật thuế vừa được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến có một loạt các loại thuế được đề xuất tăng. Nhưng thuế Thu nhập DN với một số đối tượng như DN siêu nhỏ, DN vừa và nhỏ lại giảm. Ông đánh giá thế nào về đề xuất này?
- Việc điều chỉnh các khung thuế theo lý thuyết sẽ có tác động tích cực đến thu ngân sách cũng như phát triển kinh - tế xã hội. Theo đó, những đối tượng nào Nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển thì sẽ có mức thuế ưu đãi, còn những loại hình DN không ưu tiên phát triển sẽ bị đánh thuế cao. Thông lệ quốc tế là như vậy.
Tuy nhiên, tại Việt Nam có mấy vấn đề cần lưu ý. Nhiều loại thuế như thuế GTGT đang bị áp “cứng” ở một mức cụ thể (hiện nay là 10%), không phân biệt ngành nghề kinh doanh, không phân biệt loại hình DN. Việc cào bằng thuế, không theo khung của thuế GTGT sẽ tác động tiêu cực đến DN, đặc biệt trong bối cảnh, DN đang chịu nhiều loại thuế phí và Nhà nước đang chú trọng phát triển 5 lĩnh vực ưu tiên hiện nay.
Một trong những sửa đổi đáng chú ý nhất tại Dự án Luật thuế này là đề xuất tăng thuế GTGT từ 10% - 12%. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng loại thuế này sẽ gián tiếp khiến một loạt hàng hóa tăng giá khiến người dùng thêm nặng gánh. Ý kiến của ông thế nào?
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa. Điều này có nghĩa là DN đóng hộ người tiêu dùng. Xu hướng mở rộng các loại thuế gián thu là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, tăng thuế GTGT tức là toàn dân sẽ phải gánh chịu khi tiêu dùng bất kể sản phẩm gì dù là sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Nghĩa vụ thuế vì thế được chia đều lên tất cả người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp trong xã hội.
Theo Bộ Tài chính, việc tăng thuế GTGT là phù hợp với thông lệ quốc tế và mặt bằng thuế chung của các nước trong khu vực. Vậy, các nước đánh loại thuế này như thế nào để đảm bảo tăng thu ngân sách cũng như khuyến khích sản xuất, thưa ông?
- Có thể so sánh với mức thuế suất thuế GTGT của các nước trên thế giới và trong khu vực. Cụ thể, Trung Quốc có mức thuế GTGT từ 2% - 17%, Indonesia từ 0% - 10%, Nhật Bản từ 0% đến 8%, Malaysia từ 0% - 6%, Philippines 0% - 18%, Canada 0% - 15%. Tuy nhiên, mức thuế GTGT của họ không cố định. Họ đánh thuế tùy vào từng loại hình DN cố định. Với ngành nghề khuyến khích sản xuất, kinh doanh, họ đánh thuế ở mức ưu đãi để phát triển. Với ngành nghề không sản xuất, họ đánh thuế ở mức cao. Hiện tại, ở Việt
Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì tăng một loạt các loại thuế, việc mà Bộ Tài chính cần quan tâm là giảm chi thường xuyên, chi không cần thiết. Quan điểm của ông ra sao?
- Hiện tại, chi thường xuyên của Việt
Xin cảm ơn ông!
Liên quan đến việc sửa đổi các luật thuế, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính khi sửa đổi các luật phải tương thích với các luật mới được Quốc hội ban hành như Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Luật Đầu tư; phù hợp với định hướng sản xuất và tiêu dùng; đúng bản chất của sắc thuế, công khai, minh bạch; phù hợp mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển. |
“Khi tăng thuế VAT và giảm thuế thu nhập thì người dân sẽ phải gánh thuế, có thể nói là đứng về phía người giàu, chia nghĩa vụ thuế lên toàn dân. Cái mà người dân cần là thông tin tăng, giảm thuế phải minh bạch để họ đồng tình thực hiện nghĩa vụ thuế. Do đó, Bộ Tài chính cần công bố việc tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%, ngân sách sẽ thu thêm bao nhiêu tiền, số tiền này được sử dụng cho mục đích gì. Còn việc giảm thuế thu nhập DN nhỏ và vừa thì bao nhiêu người được hưởng lợi từ chính sách này”.
PGS-TS Ngô Trí Long
|
Đinh Nguyễn (thực hiện)