Từ 1/7/2021, Hàng được đưa vào EU có nguồn gốc giao hàng từ nước thứ ba đều thuộc diện chịu thuế GTGT. Ảnh: Internet
Theo đó, nếu như từ trước đến nay bất kỳ hàng hóa nào khi đưa vào EU và bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều phải chịu thuế GTGT, ngoại trừ những hàng hóa có giá trị dưới 22 euro được mua trực tuyến từ một nước thứ ba ngoài lãnh thổ EU. Hay như thuế nhập khẩu, hiện đang chưa áp dụng đối với hàng nhập khẩu theo phương thức thương mại điện tử có giá trị dưới 150 euro. Thì nay cả hai hoạt động thương mại trực tuyến này đều phải nộp thuế GTGT
Lập luận từ EU cho biết, gần đây, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa trên thương mại điện tử tăng vọt mạnh. Người dân EU không chỉ mua hàng và dịch vụ trực tuyến trong nước mà còn từ nhiều nước ngoài EU.Trong bối cảnh giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển, quy định này của EU ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng EU và các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng B2C (Business to Customer) trên nền tảng trực tuyến, từ một nước thứ ba ngoài lãnh thổ EU.
Tuy nhiên việc thay đổi chính sách thuế này nhằm xóa bỏ sự cạnh tranh bất bình đẳng đối với doanh nghiệp trong EU, khi mà từ trước đến nay họ phải nộp thuế GTGT cho các giao dịch trực tuyến và tại chỗ.
EU: Việc thay đổi chính sách thuế này nhằm xóa bỏ sự cạnh tranh bất bình đẳng đối với doanh nghiệp trong EU, khi mà từ trước đến nay họ phải nộp thuế GTGT cho các giao dịch trực tuyến và tại chỗ. Ảnh: Internet.
Theo đó, thù nay EU thành lập Hệ thống IOSS (Import One-Stop Shop - tạm dịch là thủ tục nhập khẩu một cửa) để thông quan hàng hóa với những giao dịch thương mại điện tử có giá trị từ 150 euro trở xuống. Điều này sẽ cho phép người bán hoặc thị trường trực tuyến tính thuế GTGT tại điểm bán hàng
Nếu người bán có đăng ký IOSS, giá niêm yết cho khách hàng sẽ là giá đã bao gồm thuế GTGT. Nếu người bán không đăng ký IOSS, giá niêm yết có thể không tính thuế GTGT, khách mua hàng trực tuyến sẽ thanh toán thêm thuế GTGT khi hàng hóa nhập khẩu vào EU. Các nhà cung cấp dịch vụ như bưu điện hoặc người giao hàng có thể tính thêm phí thông quan cho khách hàng để thu khoản thuế GTGT này và hoàn thành các thủ tục cần thiết khi nhập khẩu hàng.
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thành công trên thị trường này nếu tiếp cận một cách bài bản và có một chiến lược dài hạn. Ảnh: Internet
Dự báo năm 2022, doanh số TMĐT tử xuyên biên giới của 16 nước lớn nhất EU sẽ đạt 220 tỷ euro, tức là tăng gấp đôi so với doanh số năm 2019 (108 tỷ euro), trong đó thị trường Đức tăng 43% đạt 27 tỷ euro, Pháp tăng 34% đạt 20 tỷ euro, Tây Ban Nha tăng 30% đạt 10 tỷ euro, Hà Lan tăng 26% đạt 4,4 tỷ euro. Tại châu Âu, thị trường Anh là nước ngoài EU có mức tăng trưởng lớn nhất tăng tới 38% đạt 33 tỷ euro.
Ở một góc nhìn khác, doanh nghiệp Việt Nam có thể thấy thương mại điện tử xuyên biên giới đang là cơ hội ngày càng lớn tại châu Âu. Và, sẽ có cơ hội thành công trên thị trường này nếu tiếp cận một cách bài bản và có một chiến lược dài hạn.