|
Liên quan đến câu chuyện này, báo Kinh tế&Đô thị đã có buổi phỏng vấn độc quyền với ông Phạm Thái Bình - Trưởng Bộ phận Bán lẻ Savills TP Hồ Chí Minh.
Việc Parkson – từng được mệnh danh là đại gia phân phối hàng sang số 1 ở Việt Nam, rút thị phần hoàn toàn tại Hà Nội và tập trung ở TP Hồ Chí Minh dấy nên lo ngại về sự bội thực mặt bằng bán lẻ trong bối cảnh nguồn cung của loại hình này tiếp tục dồi dào. Ông nhận định ra sao về dự báo trển?
- Từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam 2004, Parkson mang đến cho thị trường bán lẻ một làng gió mới về mua sắm mà trong đó chủ yếu là hàng hiệu thời trang, tại thời điểm đó Parkson không có đối thủ. Bằng kinh nghiệm kinh doanh về mô hình Department store ở các nước Parkson tạo cho mình một vị thế gần như không có đối thủ ở thị trường mới như Việt Nam. Chính điều này họ được rất nhiều chủ đầu tư săn đón với những lời mới hấp dẫn và nhanh chóng dẫn đầu tốc độ phát triển cũng như tang trưởng giai đoạn từ 2005 đến 2010.
Tuy nhiên, trước đó họ xuất hiện một số dấu hiệu quá vội, quá tự tin vào kinh nghiệm và thương hiệu Parkson. Thực tế này bộc lộ ngay khi một số trung tâm thương mại (TTTM) đi vào hoạt động nhưng thiếu tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và việc xác định quy mô dự án. Khi các TTTM với quy mô dự án lớn, nhiều các dịch vụ tiện ích khác xuất hiện đã đẩy mô hình Parkson vào thế ngày càng khó khăn khi quy mô dự án quá giới hạn. Việc chuyển qua một số mô hình khác lại không phải là thế mạnh của họ.
Từ đây dẫn đến một số loại hình TTTM không còn đáp ứng đủ các tiêu chí của khách hàng mong đợi như phải có ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe...Trong khi, trung tâm bách hóa tổng hơp chỉ gói gọn thời trang, các dịch vụ khác không đáng kể với diện tích khá khiêm tốn dao động 20.000m2 khiến khách hàng khá nhàm chán. Thêm một thực tế nữa, khi mà khách hàng có điều kiện đi ra nước ngoài, hầu như mọi người muốn mua ở nước ngoài với tâm lý chất lượng, mẫu mã, với giá thành cũng rẻ hơn...Tất cả điều này góp phần bức tử nhanh hơn mô hình trung tâm bách hóa tổng hợp và điển hình là Parkson.
|
Parkson Keangnam Landmark cũng từng đóng cửa đột ngột vì thua lỗ |
Có một sự thật là sự bành trướng của ngành bán lẻ đã và đang diễn ra quá nhanh so với nhu cầu mua sắm và khả năng chi trả (thu nhập) của đại đa số người dân Việt Nam?
- Hiện nay, cơn khát mua sắm vẫn còn và sẽ tiếp tục tăng, chủ yếu tập trung vào phân khúc trung bình, thời trang nhanh. Vì hiện nay, Việt Nam đang sở hữu dân số vàng mà các quốc gia khác mơ ước, nhóm phân khúc này thu nhập ngày một tăng, sống độc thân, thích hưởng thụ. Việc chi tiêu không phải vấn đề lớn của họ mà họ muốn tự khẳng định mình ở tuýp người hiện đại, hợp thời trang chuộng hàng hiệu, đồ dùng công nghệ. Điều này không còn xa lạ gì ở các nước phát triển, chúng ta cũng đang đi trên con đường họ đã đi, chỉ sau họ một bước.
Lăng kính chiến lược bán lẻ của nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài cần sự linh hoạt ra sao để tránh được làn sóng đào thảo và kích cầu hơn nhu cầu mua sắm của người dân?
- Ngày nay, các nhà bán lẻ, phát triển bất động sản bán lẻ cần linh hoạt hơn, đầu tư nghiên cứu thói quen tiêu dùng của khách hàng để nhằm xác định đúng mô hình phù hợp với nhu cầu khách hàng ngay tại khu vực đó và luôn phải có kế hoạch kịp thời thay thế nếu một khi không còn phù hợp nữa. Còn những dự án trên giấy cần nên xác định ngay từ đầu khách hàng họ là ai, đi theo mô hình nào và khách thuê bao gồm những ai để có thiết kế về kết cấu kỹ thuật phù hợp.
Vậy, theo ông tương lai của ngành bán lẻ Việt liệu có còn nhiều dư địa?
- Thị trường không thiếu những dư chấn, đặc biệt những thị trường mới nổi như Việt Nam. Trong đó ngành bán lẻ bộc lộ rõ nét nhất. Thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển bởi mật độ bán lẻ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hiện vẫn còn khá thấp, mới chỉ khiêm tốn ở mức từ khoảng 0,26 và 0,12 m2 bán lẻ/người. Số liệu này thấp hơn nhiều so với các TP khác trong khu vực như Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur. Theo nghiên của Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công Thương, giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 11,9%/năm với quy mô thị trường khoảng 179 tỉ USD vào năm 2020.
Xin cảm ơn ông!
Mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ ở Việt Nam liên tục tăng trưởng đều. Số liệu nghiên cứu của Saviils cho thấy, tại Hà Nội trong năm 2018, dự kiến cung ra thị trường trong khoản 230.000m2 măt bằng bán lẻ. Trong khi tại TP Hồ Chí Minh, con số này ấn tượng hơn với khoảng 390.000m2 măt bằng bán lẻ. |