Từ 1/7/2022, người kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Ảnh: Internet
Ngoài một số cá nội dung về hóa đơn điện tử (HĐĐT) như ủy nhiệm lập; mẫu hiển thị các loại; ký hiệu mẫu số hóa đơn; chuyển đổi áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế… Thông tư cũng quy định HĐĐT có mã của cơ quan Thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế; tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hoá đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan.
Thông tư 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, tuy nhiên Bộ Tài chính khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 1/7/2022.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có phần mềm lập để sử dụng HĐĐT và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan Thuế trong thời gian tối đa 12 tháng tính từ 1/7/2021. Ảnh: Internet
HĐĐT cũng được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2022. Riêng trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan Thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập để sử dụng HĐĐT và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan Thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng HĐĐT.
Thời gian 12 tháng tính từ ngày 1/7/2022 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước 1/7/2022; hoặc kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hoá đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thành lập sau ngày 1/7/2022.
Từ ngày 1/7/2022, các thông tư, quyết định của Bộ Tài chính liên quan đến hóa đơn được ban hành trước đó sẽ hết hiệu lực thi hành.