Mỗi phòng nên có sự kết hợp của ba dạng chiếu sáng, bao gồm đèn chiếu sáng chung (như đèn trần), đèn hiệu ứng (chiếu sáng một điểm nhấn nào đó chẳng hạn một tác phẩm nghệ thuật) và đèn tác vụ (như đèn để bàn).
Bất kỳ nhà thiết kế có kinh nghiệm nào cũng sẽ cho bạn biết rằng ánh sáng là một yếu tố quan trọng khi bạn trang trí một căn phòng – không phải là “chuyện để đó tính sau”.
Thường thì đa số mọi người xem ánh sáng như một chi tiết tiện dụng của căn phòng, chứ không phải là thứ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ. Thực ra, khi được thực hiện đúng, ánh sáng là yếu tố không thể bỏ qua có thể đưa thiết kế ngôi nhà của bạn lên một tầm cao mới.
Nếu bạn muốn dành nhiều thời gian hơn cho những việc khác thì hãy nhớ rằng ánh sáng có thể thay đổi hoàn toàn không gian – không chỉ làm sáng các góc tối mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc.
Ánh sáng được thiết kế tốt giúp nâng cao tâm trạng, tạo cảm hứng và thúc đẩy chúng ta.
Kết hợp các dạng đèn
Hầu hết các nhà thiết kế đều đồng ý rằng bạn cần nhiều hơn một nguồn ánh sáng trong một căn phòng. Hãy suy nghĩ về sự chiếu sáng phân lớp.
Mỗi phòng nên có sự kết hợp của ba dạng chiếu sáng, bao gồm đèn chiếu sáng chung (như đèn trần), đèn hiệu ứng (chiếu sáng một điểm nhấn nào đó chẳng hạn một tác phẩm nghệ thuật) và đèn tác vụ (như đèn để bàn).
Ví dụ, trong phòng khách, bạn có thể bắt đầu bằng cách treo một đèn trần trang trí gần trung tâm của căn phòng.
Tùy thuộc vào cách bố trí của căn phòng, đèn nhấn có thể được sử dụng để làm nổi bật tác phẩm nghệ thuật và đèn bàn có thể được đặt bên cạnh chỗ ngồi để thêm một lớp ánh sáng khác. Và để tạo thêm không khí, một ngọn nến luôn tuyệt vời.
Mục đích là tạo ra sự tương phản giữa ánh sáng ở trung tâm của căn phòng, chu vi xung quanh và những khoảng tối ở giữa. Không có những khoảng tối hơn, yên tĩnh hơn, mọi thứ đều phẳng lặng và tẻ nhạt. Chính sự giao thoa tinh tế giữa sáng và tối sẽ tạo nên sự hấp dẫn.
Nhà bếp cần đầy đủ ánh sáng
Nhà bếp là nơi mà ánh sáng rực rỡ quan trọng hơn không khí xung quanh. Bạn có thể làm cho ánh sáng ngập tràn không gian bằng cách lắp đặt đèn âm tường dọc theo khu vực chính của trần nhà.
Nếu bạn có một “bàn đảo bếp” (kitchen island), hãy cân nhắc treo đèn pendant để làm nổi bật không gian và không cản tầm nhìn của bạn.
Và đừng quên ánh sáng dưới tủ bếp: Chạy các dải đèn LED ở dưới cùng của các tủ trên là cách dễ nhất để tạo không gian bếp được chiếu sáng đồng đều, thuận tiện cho việc chuẩn bị và nấu nướng thực phẩm.
Thắp sáng những góc tối
Khi bạn có một góc trống và khó xử lý, một mẹo nhỏ để biến đổi không gian đó là sử dụng một chiếc đèn sàn quá khổ. Hãy tìm một chiếc đèn có chất liệu bổ sung cho không gian xung quanh, thế là một “góc chết” ngay lập tức trở thành một phần có chủ đích, một phần rực rỡ trong thiết kế tổng thể của căn phòng.
Đừng lạm dụng ánh sáng trần
Các chuyên gia có kinh nghiệm cho rằng đèn trần là nơi mà chủ nhân thường mắc sai lầm. Thường thì tầng ánh sáng trên cao có thể bị thừa, tạo ra các đốm và bóng không mong muốn. Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên kết hợp ánh sáng âm tường với đèn pendant để giữ hiệu ứng tổng thể thú vị hơn.
Nên treo một đèn pendant lớn cố định hoặc đèn chùm ở những khu vực mở. Đối với phòng khách, hãy thử các nguồn chiếu sáng tinh tế như đèn tường và đèn sàn, và trong phòng ăn, một tác phẩm điêu khắc trung tâm phía trên bàn giúp tạo chiều sâu, trong khi ánh sáng nhấn làm tăng sự ấm áp.
Để có ánh sáng ấm áp, hấp dẫn, hãy chọn bóng đèn có màu trắng ấm (warm white). Bóng đèn “cool light” – thường được quảng cáo là “ánh sáng ban ngày” – tạo ra nhiều màu xanh hơn và hoạt động tốt hơn trong các không gian thương mại.
Hãy sáng tạo với đèn treo tường
Khi sử dụng đèn trong một không gian, mẹo của các nhà thiết kế là có 2-3 đèn ở các độ cao và hình dạng khác nhau.