Động lực từ chủ trương lớn
Tháng 4/2017, Bình Thuận tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư. Phát biểu tại hội nghị quan trọng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã một lần nữa khẳng định chủ trương của Trung ương về việc xây dựng Bình Thuận trở thành một trung tâm du lịch quốc tế và khu vực. Theo đó, đến năm 2020, tỉnh Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển; TP Phan Thiết sẽ trở thành đô thị du lịch biển mang tầm cỡ quốc tế.
Để nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Bình Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ cùng Bình Thuận phát triển hạ tầng lớn trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Thủ tướng thăm quan sa bàn phát triển du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận (Ảnh: Vũ Dũng - VOV). |
Theo nhận định của các chuyên gia, chủ trương của Chính phủ không chỉ mở ra cơ hội rất lớn cho sự phát triển của ngành du lịch Bình Thuận mà còn khiến cho địa phương này trở thành tâm điểm, thu hút sự chú ý đặc biệt của giới kinh doanh địa ốc mà điểm đến là Mũi Né (Phan Thiết) - nơi được mệnh danh là "Thủ đô Resort" của cả nước.
Nền tảng quan trọng để Bình Thuận hiện thực hóa tiềm năng là hệ thống hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện, giúp kết nối liên vùng một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Cụ thể, tháng 2/2015, tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đi vào hoạt động đã rút ngắn thời gian đi từ TP Hồ Chí Minh đến Phan Thiết chỉ còn hơn 3,5 - 4 giờ xe chạy. Theo quyết định của Bộ GTVT, trong năm 2017, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ được khởi công. Khi tuyến đường này đi vào hoạt động thời gian đi từ TP Hồ Chí Minh đến Phan Thiết sẽ chỉ mất khoảng 2,5 giờ lái xe.
Đặc biệt, năm 2013 dự án Sân bay Phan Thiết đã được Bộ GTVT phê duyệt, năm 2015 đã được Tập đoàn Rạng Đông khởi công với tổng mức đầu tư khoảng 5.600 tỷ đồng. Dự kiến, vào năm 2018, Sân bay Phan Thiết hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ giúp Phan Thiết trở nên gần gũi hơn không chỉ với du khách trong nước mà còn là điểm đến thường xuyên của du khách quốc tế.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận: Trong quý I/2017, toàn tỉnh đón hơn 1,2 triệu lượt khách (tăng 9,81% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó khách du lịch quốc tế khoảng 156.843 lượt khách (tăng 19,92% so với cùng kỳ 2016). Tổng thu từ khách du lịch là 2.843,432 tỷ đồng (tăng 20,61% so với cùng kỳ năm 2016). Đáng chú ý, du khách nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách đến, chiếm khoảng hơn 80% tổng lượt khách. |
Theo nhận định của một lãnh đạo Tổng cục Du lịch, khi giao thông từ TP Hồ Chí Minh đến Phan Thiết và từ Phan Thiết đến Nha Trang được kết nối hoàn toàn bằng đường cao tốc, và đặc biệt là khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, thì Phan Thiết sẽ là điểm đến thuận lợi, hấp dẫn và tăng trưởng mạnh nhất của ngành du lịch Việt Nam. Trên thực tế, dù phát triển muộn hơn so với các trung tâm du lịch khác như Đà Nẵng, Nha Trang hay Vũng Tàu, nhưng Mũi Né - Phan Thiết đã nhanh chóng khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ du lịch Việt Nam với hàng trăm khu resort tiêu chuẩn từ 1- 4 sao.
Nhiều “đại gia” địa ốc nhập cuộc
Thực tế, thời gian qua, đã có nhiều chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án BĐS uy tín tề tựu về Mũi Né - Phan Thiết; cùng với đó là một loạt dự án tầm cỡ được khởi động. Điển hình phải kể đến Tập đoàn Rạng Đông. Ngoài dự án sân bay Phan Thiết, mới đây, Tập đoàn này đã phối hợp cùng Công ty Bất động sản Green Real chính thức công bố siêu dự án nghỉ dưỡng với tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 2.600 tỷ đồng. Được biết, chỉ sau một tháng "mở bán thăm dò thị trường" đã có hơn 300 nền biệt thự tại dự án tìm được chủ.
Hạ tầng dự án Queen Pearl Mũi Né cơ bản đã hoàn thiện (Ảnh: VT) |
Nhắc đến sự phát triển của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Phan Thiết, sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu không nhắc đến Công ty Bất động sản Danh Khôi (DKR) với dự án nổi bật là Khu đô thị thương mại du lịch Queen Pearl Mũi Né. Dự án sở hữu vị trí đắc địa khi tọa lạc ngay trên mặt tiền đường Nguyễn Thông (TP Phan Thiết), án ngữ vị trí "yết hầu" giữa TP Phan Thiết và Khu du lịch Mũi Né - "Thủ đô Resort" của cả nước, với tầm nhìn tuyệt đẹp.
Khác với nhiều chủ đầu tư đi trước - thường tập trung vào sản phẩm biệt thự hoặc condotel, Danh Khôi (DKR) tập trung phát triển dòng sản phẩm mới là "nhà phố biển nghỉ dưỡng" với đặc trưng cơ bản là giá bán vừa túi tiền (khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/sản phẩm) và pháp lý sổ đỏ - sở hữu vĩnh viễn. Được biết, sau thành công lớn tại giai đoạn 1, với hơn 700 sản phẩm có chủ, sắp tới đây, Danh Khôi sẽ tung ra thị trường khoảng hơn 500 sản phẩm thuộc giai đoạn 2 của dự án.
Ngoài những cái tên "đình đám" nêu trên còn có một loạt đại gia BĐS lớn khác đã rộn ràng vào cuộc hoặc ngấm ngầm gia nhập thị trường như Phúc Khang Corp với chuỗi sản phẩm "xanh thuần Việt", Thắng Lợi Group với dự án Khu đô thị thương mại giải trí Aloha Beach Village…
Theo nhận định của giới chuyên môn, tại phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, thị trường Phú Quốc đã có dấu hiệu chững lại sau "cơn địa chấn" năm 2014, thị trường Đà Nẵng hiện đang nóng nhưng tiềm ẩn nguy cơ bội cung, thị trường Nha Trang phát triển mạnh, nhưng sức cạnh tranh quá lớn, quá quyết liệt... Chính vì vậy, nhiều khả năng trong thời gian tới dòng tiền sẽ đổ dồn về các thị trường ngách, trong đó Phan Thiết hứa hẹn là một điểm đến lý tưởng đối với các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp địa ốc.