Thứ 4, 02/04/2025, 00:07 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

HoREA chỉ rõ 4 kẽ hở nhìn từ vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm

HoREA chỉ rõ 4 kẽ hở nhìn từ vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm
(Tieudung.vn) - Trong báo cáo vừa gửi Chính phủ đánh giá tác động của phiên đấu giá đất Thủ Thiêm, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cảnh báo còn nhiều kẽ hở có thể bị trục lợi, tác động tiêu cực đến thị trường địa ốc và nền kinh tế.

Theo HoREA, kẽ hở thứ nhất là tiền đặt trước tối đa chỉ ở mức 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá nhưng không quy định phải nộp thêm, hoặc phải cam kết nộp bổ sung hay có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng nếu họ trả giá đấu giá cao hơn rất nhiều lần so với mức khởi điểm.

HoREA cho rằng đây là một bất cập đáng quan ngại vì thực tế đã có một số trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá, đã nộp tiền đặt trước ít hơn mức trúng đấu giá nhiều lần nhưng sau đó không thanh toán tiền trúng đấu giá, chấp nhận mất tiền đặt trước; hoặc có trường hợp nhà đầu tư dây dưa kéo dài việc thanh toán.

HoREA chỉ rõ 4 kẽ hở nhìn từ vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm

Cuộc đấu giá 4 khu "đất vàng" tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm dự kiến thu về hơn 37.000 tỷ đồng cho ngân sách TP Hồ Chí Minh.

Với những cuộc đấu giá tài sản có giá trị rất lớn như 4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa qua, Công ty Ngôi Sao Việt trúng đấu giá lô đất 3.12 đã đặt trước 588,4 tỷ đồng, nhưng giá trúng đấu lên đến 24.500 tỷ đồng, gấp 41,6 lần số đặt trước.

HoREA đề nghị Chính phủ tham khảo về quản lý giao dịch chứng khoán áp dụng cho đấu giá đất. Để tránh việc đặt lệnh mua chứng khoán trên sàn nhưng lại không có đủ năng lực tài chính, nhà đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán hoặc xác nhận của ngân hàng về việc chấp nhận yêu cầu thanh toán giao dịch của nhà đầu tư (lưu ký).

Kẽ hở thứ hai mà HoREA chỉ ra là quy trình đánh giá năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá còn lỏng lẻo. Luật Đấu giá 2016 chưa quy định cụ thể về điều kiện "có năng lực tài chính", hoặc điều kiện "không vi phạm pháp luật về đất đai" của nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

"Dù Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quy chế đấu giá, yêu cầu nhà đầu tư phải cam kết bằng văn bản không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai và cam kết năng lực tài chính, nhưng yêu cầu tự cam kết bằng văn bản để chứng minh năng lực tài chính này chỉ mang tính hình thức" - ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận định.

Kẽ hở thứ ba chính là biện pháp xử phạt do chậm đưa đất vào sử dụng không đủ sức răn đe. Nhiều năm qua nhiều , nhà ở tại các vị trí "đất vàng" hoặc dự án có quy mô diện tích rất lớn nhưng chủ đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng, có dấu hiệu "găm" giữ đất, "đầu cơ" nhưng các biện pháp và mức xử phạt hiện hành quá nhẹ, chưa có trường hợp nào bị ra quyết định thu hồi dự án.

Vì vậy, HoREA kiến nghị, với trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư nhưng không được sử dụng trong 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với thời gian chậm tiến độ tương ứng. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Kẽ hở thứ tư là các phương pháp xác định "giá đất cụ thể" để làm căn cứ tính "giá khởi điểm" đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, vẫn chưa đảm bảo nguyên tắc "phù hợp với giá đất phổ biến trên ".

Chẳng hạn, cuộc đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh năm 2014 có "giá khởi điểm" đấu giá là 550 tỷ đồng, nhưng giá trúng lên đến 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần "giá khởi điểm".

Các cuộc đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm gần đây càng cho thấy các bất cập của các phương pháp định giá đất để xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất rất thấp so với giá đất trúng đấu giá. Chẳng hạn, lô đất 3.12 mà Công ty Ngôi Sao Việt trúng đấu giá, có giá khởi điểm là 588,4 tỷ đồng, nhưng giá trúng đấu lên đến 24.500 tỷ đồng, gấp 41,6 lần số đặt trước.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Trường hợp nào có thể sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội năm 2025?
(Tieudung.vn) Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở do cơ quan có thẩm quyền nhà nước xây...
 
Lập Quỹ nhà ở quốc gia: Đáp ứng nguồn cung nhà ở giá rẻ
(Tieudung.vn) Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, nhằm gia tăng nguồn...
 
Nới định mức lợi nhuận xây nhà ở xã hội: Đừng quên quyền lợi người mua nhà
(Tieudung.vn) Thông tin Bộ Xây dựng đề xuất tăng định mức lợi nhuận tối đa xây nhà ở xã...

Dự án – Nhà đẹp

Tháo dỡ chốt chặn trái phép dẫn vào biệt thự của ông chủ Cát Tiên Sa, trả lại hẻm chung
(Tieudung.vn) Tự ý lắp thanh chắn barrier để kiểm soát ra vào ngay đầu con hẻm 189D nối ra sông Sài...
 
The Opus One: Cơ hội sở hữu chuẩn sống hạng thương gia với mức giá phổ thông
(Tieudung.vn) Với mức giá dễ tiếp cận cùng chất lượng sống sang vượt kỳ vọng, dự án The Opus...
 
KDC Thang Long Home – Hiệp Phước: không gian sống xanh, chuẩn mực an cư lý tưởng
(Tieudung.vn) Tọa lạc tại vị trí đắc địa ngay trung tâm Nhơn Trạch, Thang Long Home – Hiệp Phước...

Phong thuỷ

Phạm 7 'đại kỵ' trong bếp khiến tài lộc của gia chủ sa sút
(Tieudung.vn) Bếp là nơi giữ lửa của căn nhà. Vì thế theo quan niệm trong phong thủy, vị trí...
 
Những vị trí nên tránh treo đồng hồ kẻo kiềm hãm tài lộc
(Tieudung.vn) Trong phong thủy, việc treo đồng hồ ở những vị trí không phù hợp có thể gây ảnh...
 
Mẹo phong thủy nhà ở giúp gia chủ may mắn, hút tài lộc
(Tieudung.vn) Những lưu ý về phong thủy nhà ở dưới đây sẽ góp phần giúp bạn hút tài lộc,...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.27281 sec| 860.734 kb