Thứ 5, 10/10/2024, 06:19 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao rau an toàn khó tiêu thụ?

Vì sao rau an toàn khó tiêu thụ?
(Tieudung.vn) - Hệ thống kinh doanh rau an toàn (RAT) theo đề án sản xuất và tiêu thu rau an toàn giai đoạn 2016-2019 đang ngày càng teo tóp do khó tiêu thụ.

Để người dân Thủ đô được sử dụng thực phẩm sạch, Hà Nội đã thực hiện Đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) giai đoạn 2009 - 2015”, đồng thời giao một số DN bán lẻ phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng rau sạch trên địa bàn. Tuy nhiên đến nay, hệ thống kinh doanh các cửa hàng RAT đang ngày càng teo tóp do khó tiêu thụ RAT.

Gieo trồng phát triển, teo tóp cửa hàng

Theo đề án, dự kiến đến năm 2015, Hà Nội mở rộng phát triển diện tích RAT ở các vùng sản xuất tập trung, đưa tổng diện tích đạt từ 5.000 - 5.500ha. Số liệu của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, hiện, diện tích RAT của TP đạt khoảng 5.100ha, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu của người

Rau an toàn bán tại siêu thị Hapro Đông Anh vắng khách. Ảnh: Hoài Nam
Rau an toàn bán tại siêu thị Hapro Đông Anh vắng khách. Ảnh: Hoài Nam

từ Chi cục Bảo vệ thực vật cho thấy, nếu như diện tích gieo trồng RAT đã cơ bản hoàn thành đúng yêu cầu đề ra thì hệ thống bán lẻ sản phẩm này giảm mạnh. Năm 2011, TP Hà Nội có 260 điểm kinh doanh RAT nhưng hiện nay trên địa bàn Hà Nội chỉ có 19 điểm.

Ngay trong những ngày đầu tháng 6/2016, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị tìm đến cửa hàng 68 Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm), đây là một trong những điểm kinh doanh RAT được Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) khai trương trong hệ thống chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm an toàn - Hapro Food vào năm 2010. 

Dù ngoài biển hiệu vẫn ghi cửa hàng rau, thực phẩm an toàn Hapro Food nhưng bên trong không bán rau mà chủ yếu bày bán bia rượu, bánh kẹo, hàng tạp hóa… Nhân viên bán hàng cho biết cửa hàng đã ngừng bán rau từ hơn một năm nay. 
Trong khi đó,  tại siêu thị Hapro Food 135 Lương Định Của (quận Đống Đa) mặc dù vẫn bày bán sản phẩm này nhưng trên kệ hàng  chỉ có một vài quả bầu, bí và một ít rau xanh.

Không chỉ hệ thống cửa hàng của Hapro mới lâm vào tình trạng này mà hầu hết các DN tổ chức điểm tiêu thụ RAT đều trong tình trạng tương tự. 

Trước đây người dân phường Trung Tự và Kim Liên (quận Đống Đa) được tiếp cận sản phẩm RAT  tại điểm bán hàng của Công ty An Việt  trước cổng trường Tiểu học Trung Tự. 

Nhưng sau 5 năm tổ chức kinh doanh điểm bán này cũng chỉ lơ thơ ít rau củ. Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu sản phẩm xanh Việt Nam Nguyễn Thành Lưu  (DN tổ chức sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội) than thở: Những ngày đầu mở sàn giao dịch RAT, DN mở được gần 80 điểm tiêu thụ. Nhưng sau một thời gian tiêu thụ chỉ còn 30% cửa hàng đạt sản lượng 50kg rau/ngày.

Doanh số ít không nuôi nổi cửa hàng

Vì sao hệ thống kinh doanh RAT không phát triển mà ngày càng teo tóp là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Về vấn đề này, lãnh đạo Hapro cho biết, dù hiện nay một số điểm, một số đơn vị trong chuỗi vẫn bán RAT song chủ yếu dưới dạng kết hợp với những sản phẩm tiêu dùng. 

Cửa hàng rau, thực phẩm an toàn Hapro Food số 68 Hàng Bông đã ngừng bán rau hơn một năm qua. Ảnh: Trường Phong
Cửa hàng rau, thực phẩm an toàn Hapro Food số 68 Hàng Bông đã ngừng bán rau hơn một năm qua. Ảnh: TP

Có như vậy là sức tiêu thụ RAT rất thấp, chẳng hạn tại siêu thị rau thực phẩm an toàn Hapro Food ở 135 Lương Định Của mỗi ngày chỉ bán được khoảng 5 – 7kg rau, củ, quả. Vì vậy, siêu thị chỉ duy trì cho có đủ mặt hàng. Bên cạnh đó, nguồn hàng hóa cũng là một vấn đề vì Hapro chỉ là đơn vị phân phối nên gặp nhiều khó khăn. 

“Chúng tôi cũng liên kết với nhiều địa phương nhưng không cạnh tranh được với thương lái do chi phí vận chuyển quá lớn, không thể kham nổi”- đại diện Hapro than phiền.

Theo bà Vũ Thị Hậu - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Nhất Nam, việc tìm kiếm địa điểm bán hàng lưu động cũng không dễ dàng bởi những điểm do Sở Công Thương giới thiệu chủ yếu nằm ở khu vực ngõ hẹp, khu đất trống ngoài trời, vỉa hè… ảnh hưởng đến giao thông nên UBND quận không đồng ý tổ chức. Điều này khiến RAT không thể cạnh tranh được với các hộ tiểu thương. Thu không đủ bù chi, càng bán càng lỗ, buộc DN  phải đóng cửa nhiều điểm bán hàng RAT.

Thực tế cũng cho thấy việc tiêu thụ RAT gặp nhiều khó khăn còn do nguồn cung tuy lớn nhưng phân tán, thiếu ổn định. Bên cạnh đó, việc quản lý chất lượng RAT mới chỉ dừng ở mức chứng nhận vùng, cơ sở đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT. Ngoài ra, công tác tuyên truyền đến về RAT chưa được UBND các cấp chú trọng cũng là nguyên nhân khiến người tiêu dùng chưa đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này.

Tags:
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.53306 sec| 824.047 kb