Thứ 3, 26/11/2024, 04:26 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vạch mặt 'thủ phạm' độc hơn cả khói thuốc lá

Vạch mặt 'thủ phạm' độc hơn cả khói thuốc lá
(Tieudung.vn) - Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khói hương( nhang) chứa độc hơn cả khói thuốc lá. Nếu hít quá nhiều có thể gây khó thở, ho, viêm phổi,...

Khói hương có thể làm biến đổi cấu trúc gen

Cho tới hiện tại, chẳng có mấy nghiên cứu về hương như nguồn gây ô nhiễm không khí được tiến hành, dù các sản phẩm này được cho là có liên quan đến việc phát triển phổi, bệnh bạch cầu thời thơ ấu và u não, thông tin trên báo VietNamNet.

Trong nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học muốn tìm hiểu về các nguy cơ sức khỏe gắn liền với khói hương trong các hộ gia đình. Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong Zhou đến từ Đại học Hoa Nam (Trung Quốc) đã quyết định kiểm nghiệm ảnh hưởng của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với các tác động của khói thuốc lá.

Mô tả ảnh
Khói hương độc hơn thuốc lá. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra với 2 loại hương đều chứa gỗ đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất thường được dùng để sản xuất loại sản phẩm này. Sau đó, họ đã so sánh ảnh hưởng của khói hương với ảnh hưởng của khói thuốc lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn Salmonella. hé lộ, khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.

Khói hương có thể gây ung thư

thêm về tác hại của khói hương, trước đó, BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế thông tin trên báo Dân trí, nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, khói hương không gây độc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bất cứ cái gì sinh ra khói đều độc.

Chuyên gia Hoàng Xuân Đại lất ví dụ, rơm rạ khi cháy âm ỉ sẽ sinh ra  dioxit lưu huỳnh, clo, kim loại nặng, amoni... trong khói than đá có benzen, CO2. Đây được cho là những chất rất độc có thể gây ung thư.

Mô tả ảnh
Khói hương còn gây ung thư nếu hít thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Trong hương, thành phần tạo mùi thơm là những hợp chất benzen. Khi đốt cháy, chất độc sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQGHN cho biết, thực tế hương ngày xưa không độc hoặc rất ít độc vì người ta sử dụng gỗ hương liệu là gỗ trầm. Bản chất của hương liệu này còn sát trùng và tạo sự hưng phấn.

Khi đốt, hương sẽ tỏa hương thơm không gây hại. Thậm chí ở một lượng nhỏ, hương trầm còn kích thích sự hưng phấn của con người. Tuy nhiên, ngày nay người ta sử dụng nhiều tạp chất để làm hương nên chất lượng hương kém đi.

Ngoài bột quế và hoa ngâu, người ta cho vào đó chủ yếu là mùn cưa phế phẩm. Trong khi làm hương thì không ai biết mùn cưa là của loại gỗ nào, khi đốt lên có gây độc không. Có nhiều loại cây mùi rất khó chịu.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng nhấn mạnh, ở trong những nơi thờ cúng, đình chùa... thường có diện tích nhỏ, đốt hương nhiều có nghĩa là CO2 sinh ra nhiều, chất độc vì thế mà cũng nhiều.

Điều đáng nói, tại các ngôi chùa, trong một số nghi lễ, hàng nghìn que hương thường được đồng loạt đốt lên, hoặc nhiều gia đình khi thắp hương hay đóng kín cửa khiến cho khói hương bị tụ lại một chỗ. Hít phải khói hương, nhẹ có thể ho, chảy nước mắt... Nếu hít nhiều, những nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn.

Do đó các chuyên gia khuyên, nếu có dấu hiệu ho, sặc, khó thở... trong những vùng có nhiều khói thì phải ra ngay khỏi khu vực đó để tìm không khí thở an toàn khác. Đối với các hộ gia đình, khi thắp hương, tuyệt đối không được đóng cửa, phải luôn mở cửa thoáng để khói hương không bị tụ lại một chỗ.

Cần tránh cho người già và trẻ em tiếp xúc với khói hương. Họ là những đối tượng có sức cảm nhiễm thấp, mức hấp thụ lớn mà sự chống đỡ lại kém dẫn đến sức đề kháng không tốt nên rất dễ bị nhiễm độc. Cuối năm, dịp lễ tết... không nên đưa các cháu đến những nơi có nhiều khói hương như chùa chiền, lễ hội.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.17550 sec| 823.141 kb