Mic hát Karaoke là một mẫu sản phẩm Mic kèm theo loa tiện dụng và rất được người dùng tại Việt Nam đón nhận. Chính vì vậy mà chỉ sau khoảng nửa năm, sản phẩm này đã bán tràn ngập trên rất nhiều hệ thống bán lẻ cũng như thương mại điện tử trên cả nước.
Nhưng mặt hàng nào cũng vậy, có loại tốt thì cũng có loại kém chất lượng. Cách đây vài ngày, một trường hợp sử dụng Mic hát karaoke trên điện thoại bị nổ đã được ghi nhận tại TP HCM.
Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao chiếc Mic hát karaoke bị nổ, chúng tôi đã tìm mua một loại tương tự về kiểu dáng với giá bán chỉ khoảng gần 400 ngàn đồng trên một trang thương mại điện tử có tiếng để tiến hành mổ sẻ và đánh giá chất của sản phẩm.
Nguồn gốc của những chiếc Mic hát Karaoke
Mẫu Mic mà chúng tôi tìm mua được ở trên thực chất là một mẫu mic đã bị làm nhái của mic gốc tên là Q7, mẫu mic Q7 chính hãng do một xưởng sản xuất lớn tại Trung Quốc bỏ chi phí ra nghiên cứu để hình thành 1 sản phẩm tiêu chuẩn có đủ độ an toàn và chất lượng cao.
Sau khi bán ra thị trường, những mẫu Mic chuẩn bị các xưởng sản xuất nhỏ lẻ ăn cắp thiết kế bên ngoài và cắt giảm đủ thứ bên trong chỉ giữ lại những phần thật cần thiết để nó có thể hoạt động được, những phần liên quan đến độ an toàn bị cắt phăng không thương tiếc để đạt được mức giá rẻ còn 1 nửa.
Tại Việt Nam, rất nhiều cửa hàng nhỏ lẻ đã nhập những loại sản phẩm giá siêu rẻ này để kinh doanh vì lợi nhuận cao hơn rất nhiều.
Và dưới đây chúng tôi sẽ mổ sẻ chiếc mic Q7 nhái này để cho các bạn biết tại sao nó có giá chỉ bằng 1 nửa.
Đập hộp
Bên trong hộp đựng chỉ có thân mic và 2 sợp cáp. |
Được biết, hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã và giá thành dao động từ khoảng 150 ngàn tới 850 ngàn đồng. Chiếc Mic này có giá khoảng gần 400 ngàn đồng được coi là loại khá phổ thông và được sử dụng khá nhiều.
Nhìn từ bên ngoài chúng ta có thể chia sản phẩm này thành 3 phần là phần mic hát, phần loa và phần chứa pin nằm luôn trong tay cầm.
Phần đuôi có một cổng USB chuẩn thường, dùng để cắm các USB chứa nội dung bài hát vào trực tiếp loa không cần qua điện thoại. |
Đây là vị trí cắm cổng sạc vào cho Mic và cũng là cổng xuất âm thanh ra điện thoại thông qua 1 sợi cáp Micro USB-B sang 3.5mm. |
Bắt đầu mở tung chiếc Mic
Để mở tung sản phẩm này chúng ta sẽ phải dùng dao hoặc dùi nhọn cậy lớp mica chắn ở đáy mic và 2 mặt của loa, tại đây có rất nhiều vít sẽ lộ ra.
Miếng nhựa chặn dưới loa. |
Miếng nhựa chặn trên loa. |
Miếng nhựa chặn đáy mic. |
Tháo tất cả các vít lộ ra. |
Tháo phần lọc âm ở mic ra chúng ta sẽ thấy cảm biến âm thanh, chính là nơi thu nhận âm thanh. |
Rút phần đuôi mic chúng ta sẽ thấy mạch sạc ra và 1 phần viên pin. Mạch này nhìn khá sơ sài. |
Pin Lithium-ion nằm trong tay cầm bị thả lọc xọc không cố định. |
Phần loa sau khi mở ra sẽ để lộ phần mạch chính. Do cắt giảm tối đa nên chúng ta sẽ không thấy mạch Bluetooth. |
Rút toàn bộ dây dẫn ra sẽ lôi được viên pin ra ngoài. |
Bung nốt phần loa. Phần ốc giữ chỉ có 2 vít dù cho có tới 4 lỗ vít. |
Phân tích cấu tạo và những điểm đáng sợ của Mic nhái
Để đánh giá cấu tạo mạch của chiếc Mic Q7 nhái này, chúng tôi nhờ tới anh Trương Minh Đức - Kỹ sư điện tử của học viện công nghệ bưu chính viễn thông đưa ra một số nhận xét.
Hình ảnh bo mạch chính của Mic sau khi mổ. |
iểm không ổn thứ nhất
Theo anh Đức, mạch này là mạch được thiết kế 2 hoặc 3 lớp, gộp chung cả phần giải mã âm thanh vào cùng phần mạch công suất là sai với nguyên tắc thiết kế.
Nguyên tắc thiết kế mạch yêu cầu tất cả các mạch có dính tới công suất đều phải thiết kế 1 lớp với chuẩn về đường mạch và tải nhiệt cho các IC nguồn (phần phát nhiệt cao nhất).
Tuy nhiên, đây không phải vấn đề nghiêm trọng bởi nguyên tắc này cũng từng bị rất nhiều hãng phá bỏ bằng cách sử dụng linh kiện cao cấp hơn ví dụ như iPhone. Vì vậy mạch này chỉ được coi là không tối ưu chứ không đến nỗi gây ra nguy hiểm. Nhưng mọi thứ vẫn có thể xảy ra vì trên mạch toàn dùng linh kiện rẻ tiền.
Phần mạch nguồn (Công suất) đáng ra phải được nằm riêng và có tản nhiệt đàng hoàng. |
Điểm thứ 2
Phần tay cầm chứa Pin cách điện rất sơ sài, vỏ ngoài của Mic Q7 nhái sử dụng nhôm nên nếu có tác nhân nào đó bên ngoài hoặc dây rò điện khiến 2 cực pin chạm vào vỏ sẽ dẫn tới đoản mạch và nổ.
Điểm thứ 3
Khi thử sạc chúng tôi phát hiện ra công tắc nguồn của mic lại cắt điện trên dây nối đất (GND) vì vậy nên khi vừa chạm vỏ ngoài của dây sạc vào vỏ ngoài của cổng sạc, thiết bị đã bị bật lên. Trong khi nguyên tắc thiết kế yêu cầu công tắc phải cắt trên dây dương (+) của nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Điều này đồng nghĩa với khi cắm sạc, pin của thiết bị sẽ vừa nạp vừa xả song song khiến pin nóng lên cực nhanh và phát nổ là điều khó tránh. Đó là chưa kể đến những hậu quả khác như giật điện khi sạc do dây GND thường được nối ra vỏ.
Việc pin vừa sạc vừa xả sẽ nóng như thế nào thì các bạn có thể tưởng tượng khi chúng ta vừa dùng laptop vừa cắm sạc, nó sẽ khiến pin nóng hơn sạc lúc tắt rất nhiều và linh kiện điện tử khác vì quá nóng mà hỏng theo.
Như vậy, với 4 điểm mà kỹ sư Đức đã chỉ ra, thì việc sử dụng Mic hát Karaoke nhái thực sự rất nguy hiểm đặc biệt là trong thời gian nghỉ Tết khi cả gia đình đi chơi Xuân mà quên cắm Mic sạc ở nhà.
Kết luận
Mic hát Karaoke trên smartphone thực sự rất tiện dụng và có tính giải trí cao, nhưng đừng vì tiếc rẻ vài trăm ngàn đồng mà rước lấy một mối nguy hại khôn lường như chúng tôi đã chỉ ra ở trên. Hãy chú ý tìm tới những cửa hàng có uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng.