Thứ 7, 23/11/2024, 03:24 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thông báo trúng thưởng xe SH qua tin nhắn, coi chừng mất tiền thật

Thông báo trúng thưởng xe SH qua tin nhắn, coi chừng mất tiền thật
(Tieudung.vn) - Nhiều người dùng nhận được các tin nhắn trúng thưởng lừa đảo trúng xe SH và phiếu mua quà trị giá hàng trăm triệu đồng.

Nhiều người nhận tin nhắn trúng xe SH, phiếu mua quà 200 triệu đồng ảo?

Thời gian gần đây, Chất lượng Việt Nam nhận được phản ánh của nhiều người về tình trạng họ thường xuyên nhận được các tin nhắn trúng thưởng lừa đảo được gửi qua mạng như Facebook, Zalo.

Tuy không phải là những chiêu trò mới xuất hiện nhưng không ít người do thiếu hiểu biết vẫn bị đánh cắp thông tin cá nhân thậm chí cả tiền bạc khi làm theo hướng dẫn mà những tin nhắn lạ yêu cầu.

Nói về vấn đề này, anh Hưng (Hà Nội) cho biết cách đây không lâu, anh đã nhận được tin nhắn từ ứng dụng Facebook Messenger có nội dung thông báo trúng thưởng trong chương trình tri ân khách hàng do Công ty cổ phần Honda Việt Nam và Tập đoàn mạng xã hội Facbook tài trợ. Giải thưởng bao gồm 01 xe máy Honda SH 150i Việt Nam trị giá 81.000.000 VNĐ; 01 phiếu quà tặng tiền mặt trị giá 200.000.000 VNĐ; 01 thẻ sử dụng xăng miễn phí 1 năm trị giá 5.000.000 VNĐ.

Mô tả ảnh
 
Mô tả ảnh
 
Mô tả ảnh
Tin nhắn mà một khách hàng nhận được qua Facebook mang nội dung lừa đảo.

Để liên hệ nhận thưởng theo nội dung tin nhắn, anh Hưng đã vào website mang tên “HoSoTapDoan” và gọi tới số (08)98234288 để hỏi thông tin. Tuy nhiên, khi nhiều lần nhấc máy gọi tới số nêu trên, anh Hưng được thông báo rằng “thuê bao hiện không liên lạc được”.

Đồng thời, khi lần theo địa chỉ website “HoSoTapDoan.com” được chỉ dẫn trong tin nhắn qua Facebook, anh Hưng phát hiện ra đây dường như là một địa chỉ “ảo” khi không có tên website chính thức, địa chỉ và những thông tin cơ bản thường thấy ở một trang web bình thường. Nội dung trên trang web khá sơ sài và không có thông tin nào mô tả về chương trình trúng thưởng.

Tại trang web này, có một bảng thông báo yêu cầu người trúng thưởng phải điền đủ các thông tin cá nhân như họ và tên, nơi ở, số điện thoại, CMTND, số tài khoản ngân hàng…mới được nhận thưởng.

Do nghi ngờ tin nhắn trên là lừa đảo, anh Hưng đã gọi điện đến bộ phận truyền thông của Công ty Honda Việt Nam để xác minh thông tin về giải thưởng. Tuy nhiên, đại diện phía Honda Việt Nam nói rằng hiện công ty không có bất cứ chương trình tri ân khách hàng nào có giải thưởng như nội dung tin nhắn mà anh Hưng đã nhận được.

Theo của anh Hưng, không chỉ riêng bản thân anh mà cả những thành viên khác trong gia đình anh cũng nhận được tin nhắn với nội dung tương tự.

Tương tự, chị Hà (Phú Thọ) cho biết bản thân chị cũng đã nhận được tin nhắn với nội dung y hệt qua điện thoại di động. Sau đó, chị Hà đã liên hệ với số điện thoại ghi trong tin nhắn nhưng không được. Lúc vào đường link dẫn trong tin nhắn, do lo sợ bị đánh cắp thông tin cá nhân nên chị đã không làm theo hướng dẫn từ những kẻ lừa đảo.

Hai trường hợp nêu trên chỉ là điển hình trong số nhiều nạn nhân của những trò lừa đảo đang giăng bẫy khắp các trang mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin di động như Facebook Messenger, Zalo.

Các chiêu lừa đều có điểm chung là đánh vào lòng tham của người dùng bằng cách đem những khoản tiền lớn, xe máy, xe hơi... từ trên trời rơi xuống ngay trước mắt. Người dùng chỉ cần một thoáng hoa mắt, nhẹ dạ là bị lừa ngay.

Các nhà mạng nói gì?

Trước tình trạng nhiều người dân phản ánh nhận được các tin nhắn trúng thưởng mang nội dung lừa đảo, Chất lượng Việt Nam đã liên hệ với các nhà mạng như như Viettel, Vinaphone, Mobifone để xác minh thông tin.

Các đại diện của 3 nhà mạng trên đều khẳng định rằng họ đã thường xuyên có những tin nhắn cảnh báo gửi tới khách hàng tránh mắc bẫy những trò lửa đảo trúng thưởng qua tin nhắn và các ứng dụng mạng xã hội khác. Đồng thời, khi nhận được tin nhắn có nội dung trên, khách hàng không nên vội tin theo mà nên gọi tới tổng đài của các nhà mạng trên để xác minh lại thông tin và yêu cầu hỗ trợ.

“Về vấn đề khách hàng nhận được tin nhắn lừa đảo trúng thưởng giá trị lớn, chúng tôi đã có nhiều cảnh báo được gửi đi. Trước các tình huống này, khách hàng nên gọi trực tiếp cho các nhà mạng để được hỗ trợ thông tin. Không nên tin theo những tin nhắn có nội dung lừa bịp để rồi tiền mất, tật mang”, đại diện truyền thông của nhà mạng Viettel cho hay.

Liên quan tới vấn đề này, ông Ngô Trần Vũ, giám đốc điều hành Công ty bảo mật NTS Security cho rằng: “Cơ quan chức năng phải sớm nâng hình phạt nghiêm minh cho tội phạm Internet. Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông và các công ty mạng phải chung tay cập nhật thông tin cảnh báo người dùng. Người dùng phải cảnh giác để tránh mất tiền bạc và thông tin cá nhân khi tham gia mạng Internet”.

Nhiều vụ việc bị đánh cắp thông tin, “lừa tiền” gây chấn động

Hồi tháng 2/2017, bà Đặng Thị Loan (58 tuổi, trú tại xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ) đã nhận cuộc điện thoại từ số máy 0868476372 của một người đàn ông nói giọng Bắc, với nội dung: Công ty Viettel vừa mở thưởng bằng hình thức quay số trúng thưởng và số điện thoại của bà trùng với số đã quay; giải thưởng có giá trị 245 triệu đồng.

Để được lãnh thưởng, bà phải nộp 3 triệu đồng bằng mã thẻ cào Viettel làm lệ phí. Nghe tin này, bà Loan bỏ công việc vội chạy đi mua đủ số tiền trên rồi đọc từng mã số cho người đàn ông nêu trên.

Sau đó, người đàn ông này tiếp tục điện thoại yêu cầu bà Loan photo giấy CMND, sáng hôm sau phải đem 5 triệu đồng tiền mặt và mua thêm 5 triệu đồng tiền card lên công viên tuổi thơ ở thị trấn Phù Mỹ đưa cho đối tượng thì sẽ được làm thủ tục nhận thưởng.

Do không có tiền, trong đêm bà Loan lặn lội đến nhà hàng xóm hỏi mượn đủ số tiền trên. Tới sáng 22/2, bà lên các tiệm điện thoại ở thị trấn Phù Mỹ mua đủ 5 triệu đồng tiền card rồi đến một góc công viên ngồi cào, chờ đối tượng đến.

Mô tả ảnh
Các tin nhắn lừa đảo đang "bủa vây" người dùng.

Chờ mãi không thấy ai, bà điện thoại hỏi thì người đàn ông này bảo đang ở Phú Yên, yêu cầu bà đọc mã số card để nộp tiền còn số tiền mặt thì mang về để lúc khác đến nhà nhận. Người này còn yêu cầu bà hủy số thuê bao của bà đang dùng, mua sim khác để liên lạc.

Lúc này, một số người đi ngang qua thấy bà Loan đang cào rất nhiều thẻ liền đến hỏi, bà kể lại sự việc như trên. Họ giải thích và cho biết bà đã bị lừa.

Với thủ đoạn tương tự, cuối năm 2016, chị Nguyễn Thị Thanh (30 tuổi, trú xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ) cũng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng trị giá hơn 20 triệu đồng,

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.15692 sec| 835.5 kb