Thứ 6, 22/11/2024, 16:03 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư?

Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư?
(Tieudung.vn) - Nồi chiên không dầu không thực sự tốt cho sức khỏe, vì nó có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư như acrylamide, đặc biệt là khi chiên các thực phẩm như khoai tây thái mỏng ở nhiệt độ cao hoặc trong thời gian dài.

Xuất hiện trên những năm trở lại đây, nồi chiên không dầu với giá bán chỉ từ 1 đến 4 triệu đồng/chiếc tùy thương hiệu và tính năng đang khiến các bà nội trợ phát cuồng, đua nhau đặt mua.

Trên nhiều diễn đàn các chị em nội trợ truyền tai nhau rằng chiếc nồi chiên “thần thánh” này có thể chế biến được hàng trăm khác nhau không cần dầu mỡ, hoặc cần một lượng rất nhỏ. Cùng với đó là hình ảnh các món ăn bắt mắt được chế biến bằng chiếc nồi này cũng xuất hiện khắp các diễn đàn.

Như các nhà sản xuất , ngoài chiên món ăn nồi chiên không dầu có thể dùng để sấy khô , sấy trái cây. Hoặc cũng có thể chế biến các món nướng: bánh nướng, bắp nướng, thịt nướng,... Đáng chú ý, khi dùng nồi chiên không dầu, người dùng có thể tiết kiệm đến khoảng 70-80% lượng dầu ăn so với sử dụng chảo rán truyền thống.

Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư?

Nồi chiên không dầu đang khiến các bà nội chợ Việt phát cuồng, đua nhau đặt mua.

Một ưu điểm nữa là tiết kiệm thời gian. Khi dùng loại nồi này, chị em nội trợ chỉ cần uớp gia vị - cho vào nồi - đậy nắp - chỉnh nhiệt độ, hẹn giờ. Thế là xong và có thể đi làm việc khác. Chị em không mất thời gian cho việc đứng canh, trở đều đồ ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc dọn dẹp căn bếp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì khi dùng nồi chiên, dầu mỡ sẽ không bị bắn ra ngoài bếp giống như chiên xào bằng chảo truyền thống.

Rồi sử dụng những món ăn từ nồi chiên không dầu sẽ có lợi cho , nhất là những người muốn hoặc đang bị các bệnh về tim mạch hay mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp do nồi chiên không dùng dầu hoặc dùng rất ít dầu.

Thế nhưng hôm 17/2, Hiệp hội Người Hong Kong đưa ra cảnh báo về nồi chiên không dầu dựa vào kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 12 mẫu nồi phổ biến tại đây.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng khoai tây thái lát mỏng và dùng nồi chiên không dầu để nấu chín. , khoai tây nấu trong một nửa số thiết bị được thử nghiệm có chứa hàm lượng lớn acrylamide - chất được hình thành tự nhiên khi chế biến một số thực phẩm như khoai tây ở nhiệt độ cao. Theo Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), acrylamide có thể có liên hệ với sự hình thành một số dạng ung thư ở tử cung, vú, tụy...

Cụ thể, khoai tây được chiên bằng mẫu nồi Imarflex IHF-26E giá 129 USD có lượng acrylamide cao nhất - 7.038 microgam/kg, gấp 13 lần mức tiêu chuẩn của EU - 500 microgam/kg. Đứng thứ hai là mẫu Denki DAF-35 giá 89 USD với 1.475 microgam/kg và thứ ba là mẫu ecHome AF1400BK 1.471 microgam/kg, gần gấp ba lần tiêu chuẩn châu Âu.

Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư?

12 nồi chiên không dầu trong danh sách thử nghiệm.

Trước đó, một nghiên cứu được công bố năm 2015 đăng trên tạp chí Journal of Food Science lại cho rằng hàm lượng acrylamide hình thành khi chiên khoai tây bằng nồi chiên không dầu giảm đáng kể so với khi chiên ngập trong dầu.

Giáo sư Nora Tam Fung-yee, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu và thử nghiệm của Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong, đồng ý rằng thực phẩm nấu từ nồi chiên không dầu vẫn tốt hơn cách chiên thông thường. "Dù vậy, nồi chiên không dầu vẫn không thực sự tốt cho sức khỏe, vì nó có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư như acrylamide, đặc biệt là khi chiên các thực phẩm như khoai tây thái mỏng ở nhiệt độ cao hoặc trong thời gian dài", bà Fung-yee nói. "Mọi người không nên ăn thực phẩm chiên bằng nồi chiên không dầu thường xuyên", bà nhận định.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội, người dùng có thể giảm nguy cơ tạo ra acrylamide khi chế biến thực phẩm bằng nồi chiên không dầu bằng cách điều chỉnh thời gian và nhiệt độ nấu. Trong một thử nghiệm riêng biệt, các nhà nghiên cứu đã dùng mẫu nồi của Imarflex và điều chỉnh nhiệt độ vừa phải cùng thời gian chiên ngắn hơn. Kết quả, lượng acrylamide giảm xuống mức nằm trong tiêu chuẩn của EU.

Một số công ty có sản phẩm nồi chiên không dầu trong danh sách thử nghiệm phản đối. Imarflex cho rằng nhiệt độ và thời gian nấu được đề xuất trong sách hướng dẫn chỉ mang tính chất tham khảo và khuyên người dùng nên thái thức ăn với lát dày khi nấu. ecHome cho biết thời gian chiên khoai tây được đề xuất là 12 đến 20 phút, trong khi nhóm nghiên cứu đã nấu trong 23 phút. Các công ty khác chưa đưa ra bình luận.

Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư?

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nồi chiên không dầu hiện rất ít và chưa có kết luận cuối cùng về khả năng biến đổi thực phẩm thành chất gây ung thư của nó.

Đối với hiệu suất tổng thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng 12 mẫu nồi chiên không dầu có giá từ 37 đến 268 USD cho kết quả tương tự khi chiên đùi gà và chả giò theo bảng hướng dẫn từ nhà sản xuất. Nhưng khi chiên khoai tây, độ chênh lệch khá đáng kể: hai nồi chiên khoai tây không chín, hai nồi khác chiên chín không đều.

Trước đó, từ website Medical News Today cũng cho thấy dù có thể giảm khả năng sinh chất độc acrylamide, các chất độc tiềm ẩn khác vẫn có thể hình thành trong nồi chiên không dầu, như polycyclic aromatic hydrocarbons và heterocyclic amines. Tất cả đều do quá trình nấu thịt ở nhiệt độ cao. Theo Viện Ung thư Quốc tế, các hợp chất này đi kèm với nguy cơ gây ung thư.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong cho thấy nồi chiên không dầu tiềm ẩn rủi ro an toàn. Ba mẫu gồm PAF052017 của Proluxury, HT-AF1200 của Harrow và MF20B của Midea không đủ cách điện giữa dây dẫn và bề mặt của máy, có thể dẫn đến tình trạng đoản mạch. Đại diện Proluxury, Harrow và Midea cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ và cải thiện quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm của công ty luôn đủ tiêu chuẩn an toàn.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nồi chiên không dầu hiện rất ít và chưa có kết luận cuối cùng về khả năng biến đổi thực phẩm thành chất gây ung thư của nó. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý mọi người nên hạn chế ăn thực phẩm chiên nói chung vì dù nấu bằng hình thức nào, nó cũng gây nguy cơ béo phì, tim mạch, tăng huyết áp và nhiều loại bệnh khác.

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.12777 sec| 835.992 kb