Thứ 6, 22/11/2024, 04:32 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Mẹo phân biệt vải thiều Việt Nam và vải thiều Trung Quốc

Mẹo phân biệt vải thiều Việt Nam và vải thiều Trung Quốc
(Tieudung.vn) - Vải thiều được ưa chuộng bởi người tiêu dùng ở các địa phương trong cả nước, thậm chí cả xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện vải thiều đang vào mùa, khó tránh khỏi tình trạng vải Trung Quốc tràn vào Việt Nam cạnh tranh với hàng trong nước. Vậy làm thế nào để phân biệt được vải Việt Nam và vải Trung Quốc?

Mỗi năm vào mùa, vải Trung Quốc xuất hiện trên Lạng Sơn, được bán nhiều ở các cặp chợ biên giới như: Tân Thanh, Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), mỗi ngày gần chục tấn, thậm chí là xuất hiện dày đặc ở TP Hồ Chí Minh. Vải Trung Quốc thu hút người với vẻ ngoài bắt mắt, trái to, đồng đều, nhưng có vị ngọt " như đường hóa học ". Làm thế nào để phân biệt vải Việt Nam và Vải Trung Quốc ? Hãy tham khảo một số mẹo bên dưới đây để lựa chọn cho mình những quả vải ngon nhất : 

Về hình dáng

Ở nước ta có 2 vùng trồng vải thiều nổi tiếng chính là Thanh Hà và Bắc Giang.

Vải thiều Thanh Hà:  Trái khá nhỏ chỉ bằng ngón chân cái, quả tròn không đều và vỏ căng, nhẵn, khi vải chính có màu hồng nhạt. Vải có hạt nhỏ, màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày ngọt lịm, đầy nước. Vải có phần cành dẻo và nhỏ.

Mẹo phân biệt vải thiều Việt Nam và vải thiều Trung Quốc

Vải thiều Thanh Hà hạt nhỏ.

Vải Bắc Giang: Có nguồn gốc từ vải Thanh Hà, nên mang đặc điểm tương đồng. Tuy nhiên, vải thiều Bắc Giang cho trái to hơn, khi chín có màu đỏ au. Thêm điểm khác biệt giữa 2 loại này là Vải Thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) có lớp màng mỏng màu nâu giữa phần cùi và phần hạt trong khi Vải Thiều Thanh Hà không có. Hiện nay Vải Thiều Lục Ngạn được xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Thái Lan, Mỹ, Úc…

Mẹo phân biệt vải thiều Việt Nam và vải thiều Trung Quốc

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) có lớp màn nâu giữi phần cùi và hạt.

Vải thiều Trung Quốc: Trao đổi với PV, cô Hoàng Thị Phao, một thương lái chuyên bán vải Trung Quốc tại quận 6 (TP Hồ Chí Minh) cho biết: "So với quả vải ta, vải Tàu có vị ngọt đậm sắc, nhiều người cảm thấy không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, do mẫu mã đẹp, nên họ vẫn muốn mua về làm quà cho người thân hay bày bàn thờ ngày rằm, đầu tháng”.

Mẹo phân biệt vải thiều Việt Nam và vải thiều Trung Quốc

Vải thiều Trung Quốc trái to, tròn đều, màu sắc bắt mắt.

Về mùi vị

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Trung Quốc có diện tích trồng và sản lượng quả vải hàng năm lớn nhất thế giới, Thế nhưng , Trung Quốc vẫn là nước chiếm đến 70 % tổng tỷ lệ vải thiều xuất khẩu ở nước ta. Bởi mùi vị của vải Việt Nam mang nét  riêng biệt. Vải thiều Bắc Giang có vị ngọt lịm, thanh mát, mùi thơm đặc trưng.

Còn vải Trung Quốc,  có vị ngọt đậm sắc được ví như vị ngọt “ đường hóa học”  học chứ không thanh mát. Khi ăn thử vải Trung Quốc, nhiều người e ngại vì sự ngọt bất thường và màu trắng đục, mọng cùi. Họ nghi ngờ có sự tác động của chất bảo quản, hoặc những tác nhân nào đó có thể gây nguy hại cho con người.

Về thời gian thu hoạch

Vải Việt Nam bắt đầu từ tháng 5 dương lịch và chín rộ vào tầm tháng 6. Khoảng thời gian này có thể bắt gặp vải bán ở bất kỳ đâu.

Vải Trung Quốc lại thường chính vụ trước vải nước ta khoảng 1 tháng. Vì vậy, để phân biệt vải Trung Quốc và vải Việt Nam bạn hoàn toàn có thể dựa vào thời gian mua vải để tránh mua phải vải thiều Trung Quốc.

Làm thế nào để chọn được vải ngon nhất?

Nhìn vỏ ngoài: Quả vải ngon và chín vừa đủ độ sẽ có màu hồng,gai nhẵn là vải đã chín, gai càng nhiều và càng nhọn nghĩa là vải còn xanh và những quả này thường sẽ chua hơn

Sờ nắn : Nắn nhẹ bên ngoài quả vải sẽ thấy quả hơi mềm, cảm giác sờ vào quả vải có độ đàn hồi nhất định chứng tỏ vải còn tươi.

Ngửi mùi : Quả vải ngon và còn tươi sẽ có mùi thơm nhẹ, nếu có mùi lạ, giống mùi lên men là vải cũ và đã để lâu hoặc vải bị ủng bên trong.

Bóc thử và xem phần cùi : Khi bóc, phần cuống có màu trắng, không thâm, không bị sâu là vải ngon, cùi dày mềm, màu trắng trong, mọng nước và dễ tách khỏi hạt.

Cách bảo quản vải thiều

Thường vải chỉ được thu hoạch trong hai tuần chúng ta  mua vải về loại bỏ những quả hỏng, để nguyên cành, phân thành nhiều phần, bỏ vào các túi ni lông, bọc lại. Rồi bỏ vào tủ lạnh, bảo quản tốt nhất từ 2 đến 3 độ C. Sau đó lấy từng túi ra dùng dần. Với cách này, quả vải vẫn có thể giữ được độ tươi ngon đến 3 tuần.

Tags:
4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.15442 sec| 816.75 kb