Thứ 5, 10/10/2024, 17:37 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Làm sao để người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại?

Làm sao để người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại?
(Tieudung.vn) - Người tiêu dùng (NTD) có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bồi thường khi NTD chịu thiệt hại về tài sản, tinh thần bởi hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng. Nhưng để được bồi thường thiệt hại, NTD cũng cần nắm rõ về những điểm quan trọng sau đây

Khi nào được yêu cầu bồi thường thiệt hại?

NTD có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, hoặc cam kết (theo khoản 6 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người 2010)

Làm sao để người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại?

Một số rủi ro NTD có thể gặp phải khi mua sắm hàng hóa và dịch vụ

Tuy nhiên, để được bồi thường thiệt hại, NTD cần lưu ý 4 điểm quan trọng sau:

Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế, NTD cần xác định được chính xác thiệt hại xảy ra do hàng hóa không đảm bảo chất lượng và là các trường hợp theo Điều 60 Văn bản hợp nhất 30/BNH-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

“1. Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại; 2. Thiệt hại về tính mạng, con người; 3. Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản; 4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”

Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là vi phạm pháp luật. Ở đây hành vi gây thiệt hại là hành vi kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, kinh doanh ,…

Thứ ba, về việc xác định lỗi của người gây thiệt hại, theo pháp luật bảo vệ quyền lợi hiện hành, với trường hợp hàng hóa có khuyết tật, người gây thiệt hại được xác định là người cung cấp cấp hàng hóa đó kể cả khu người đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật trừ trường hợp chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng

Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ; hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.

Thứ tư, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm pháp luật, tức là thiệt hại xảy ra phải phát sinh từ chính hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thì mới “tồn tại” trách nhiệm bồi thường cho NTD.

Làm sao để người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại?

Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một trong những quyền lợi quan trọng của NTD

Ngoài ra, NTD cũng cần hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của mình để tránh được những sai sót không đáng khi yêu cầu bồi thường. Theo Điều 9 Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng 2010 thì NTD có nghĩa vụ sau:

“1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức , không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

2. cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.”

Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại trong quan hệ tiêu dùng là quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân và phải do cá nhân thực hiện. Thế nhưng, NTD cũng cần chú ý rằng quan hệ tiêu dùng không được dựa trên mục đích thương mại mà phải dựa vào mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt của chính NTD.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.05766 sec| 826.547 kb