Thứ 7, 05/10/2024, 12:50 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hà Nội: Thu giữ hơn 3.000 que test nhanh Covid-19 trôi nổi

Hà Nội: Thu giữ hơn 3.000 que test nhanh Covid-19 trôi nổi
(Tieudung.vn) - Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng Hà Nội liên tiếp phát hiện và thu giữ hàng nghìn dụng cụ test nhanh Covid-19 không rõ nguồn gốc.

Ngày 18/7, Đội Quản lý (QLTT) số 14 - Cục QLTT Hà Nội phối hợp cùng Đội Chống buôn lậu - Phòng PC03 công an Hà Nội phát hiện một đường dây mua bán que test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ.

Cụ thể, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đối với cơ sở xoa bóp bấm huyệt (địa chỉ phòng 304 chung cư HH3B Linh Đàm, phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), chủ kinh doanh là Hồ Thị Phương Thanh (38 tuổi, trú tại P2634 chung cư HH4C Linh Đàm, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). , lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 1.000 que test Covid-19 mang nhãn hiệu NASOCHECKcomfort của Cộng hòa Liên bang Đức.

Hà Nội: Thu giữ hơn 3.000 que test nhanh Covid-19 trôi nổi

Số que test Covid-19 không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng thu giữ.

Thanh khai mua số que test Covid-19 kể trên của đối tượng Nguyễn Tiến Vĩnh (42 tuổi; Kinh doanh tại số 69 ngách 12 ngõ 470 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội).

Ngay sau đó, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đối với địa điểm kinh doanh của Vĩnh và đã phát hiện, thu giữ 2.100 que test Covid-19 cùng mang nhãn hiệu trên và không có hóa đơn chứng từ.

Hiện vụ việc đang được xác minh mở rộng để xử lý các đối tượng liên quan.

Cùng ngày, Công an quận Cầu Giấy đã phối hợp với đội QLTT số 13 tổ chức kiểm tra, phát hiện xe mang biển kiểm soát 30G-484.08 do bà Trần Hoàng Anh (38 tuổi, trú tại số 4 ngõ 378, tổ 15 Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội) điều khiển, có nhiều biểu hiện nghi vấn.

Tại thời điểm kiểm tra, xe ô tô đang lưu thông qua khu vực tòa nhà Tràng An Complex, số 1 Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Trên xe có 400 hộp test nhanh Covid-19, người vận chuyển không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Toàn bộ hàng hóa đều ghi nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Hà Nội: Thu giữ hơn 3.000 que test nhanh Covid-19 trôi nổi

Lực lượng chức năng kiểm tra 400 hộp test nhanh Covid-19 có dấu hiệu vi phạm.

Lực lượng chức năng đã ra Quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa và phương tiện để phục vụ điều tra.

Tại cơ quan điều tra, bà Trần Hoàng Anh đã nhận là chủ của lô hàng này, số hàng này do bà Hoàng Anh mua trôi nổi trên thị trường nên không có hóa đơn chứng từ kèm theo. Bà Hoàng Anh khai nhận dự định bán số hàng trên với giá 200.000 đồng/1 hộp.

Hiện cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng đối với bà Hoàng Anh, buộc tiêu huỷ toàn bộ số hàng.

Tiềm ẩn nguy cơ khi tự test nhanh tại nhà

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều cá nhân đang rao bán những bộ kit test nhanh Covid-19. Trước thông tin trên, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế - cho biết hiện nay đã có một số loại test kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19 được Bộ Y tế cho phép lưu hành dưới dạng nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước.

Tuy vậy, Bộ Y tế chưa cho phép người dân tự thử test (xét nghiệm) nhanh tại nhà. Khi người dân có triệu chứng hoặc nghi ngờ thì nên đến cơ sở y tế để thực hiện test nhanh hoặc làm xét nghiệm PCR.

PGS Trần Đắc Phu lưu ý test nhanh chỉ có kết quả chính xác cao khi người nhiễm đang có nồng độ virus cao (ví dụ người nhiễm đang bị sốt, ho chẳng hạn), còn khi nồng độ virus thấp thì test nhanh này lại cho kết quả ít chính xác hơn.

Ông Phu khuyến cáo người dân không nên lo lắng quá mà đi xét nghiệm khi không cần thiết, chỉ xét nghiệm khi mình có triệu chứng nghi ngờ hoặc có nguy cơ đã tiếp xúc với người F0 để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc không cần thiết.

Tốt nhất vẫn là thực hiện tốt 5K, không vì có kết quả xét nghiệm âm tính mà chủ quan, lơ là phòng bệnh.

Các chuyên gia đánh giá, nhiều loại test nhanh đang bán trên thị trường chỉ có độ nhạy khoảng 25%. Vì không có độ chính xác cao nên khi thử ra kết quả âm tính, nhiều người mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều - trong khi đó kết quả có thể là dương tính - thì vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.33255 sec| 809.305 kb