Thứ 2, 25/11/2024, 23:14 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cẩn trọng với chiêu lừa đảo trúng thưởng qua điện thoại

Cẩn trọng với chiêu lừa đảo trúng thưởng qua điện thoại
(Tieudung.vn) - Cục Quản lý cạnh tranh (CVA) cho biết đã nhận nhiều đơn khiếu nại về mua hàng qua điện thoại. Theo đó, nhiều người tiêu dùng bị lừa bởi chiêu trò trúng thưởng của một số công ty…

Trong các vụ khiếu nại, người () kể lại rằng đã nhận được cuộc gọi từ các công ty, thông báo mình trúng thưởng phiếu mua hàng trị giá cao, đến 5 triệu đồng, để mua điện thoại Samsung Galaxy A8, chỉ cần bù thêm vài triệu là mua được.

NTD đồng ý, tin cậy vì chỉ trả tiền khi nhận hàng. Tuy nhiên, người giao hàng đến nhà yêu cầu phải trả tiền xong mới được mở hộp xem sản phẩm. Khi mở hộp xem sản phẩm thì là điện thoại MIQ A8, hoặc điện thoại “dùng công nghệ của Samsung Galaxy A8”...

Khách hàng bị lừa với phiếu trúng thưởng mua hàng qua điện thoại
Khách hàng bị lừa với phiếu trúng thưởng mua hàng qua điện thoại. (Hình minh họa)

Nhận định của Cục Quản lý cạnh tranh cho thấy, đa phần trong các vụ việc này đều có một số đặc điểm chung đáng chú ý, đó là đối tượng lừa đảo thường thông qua điện thoại thông báo cho NTD trúng thưởng phiếu mua hàng ưu đãi, sau đó sẽ khuyến khích, thuyết phục sử dụng phiếu mua hàng đó để mua sản phẩm của các hãng lớn, có giá trị cao.

Đáng lưu ý là trong quá trình giới thiệu, đối tượng tự nhận là “nhân viên công ty” sẽ cố ý đưa thông tin để người tiêu dùng nhầm lẫn và cho rằng, mình sẽ được mua sản phẩm của hãng danh tiếng với giá trị rất thấp do đang được hưởng ưu đãi, khuyến mại của công ty…

Sản phẩm được giao qua đường bằng hình thức “thu tiền khi nhận hàng” (COD) với điều kiện chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh toán tiền. Như vậy, người tiêu dùng sẽ không có điều kiện kiểm tra sản phẩm mà thường sẽ chỉ nhận ra mình bị “lừa” khi đã trả tiền và nhận hàng.

Trong phương thức giao hàng này, bản thân người cung cấp dịch vụ giao hàng - nhận tiền cũng không phải là “nhân viên công ty”, do đó người tiêu dùng cũng không thể khiếu nại, phản ánh trực tiếp kể cả trong trường hợp phát hiện sự sai lệch ngay khi nhận hàng.

Dù không đồng ý với sản phẩm nhận được, nhưng khi NTD phản ánh và yêu cầu được hoàn lại tiền, công ty thường đưa ra lý do NTD hiểu nhầm ý của “nhân viên ”. Cho rằng “nhân viên công ty” có nói NTD có thể mua điện thoại “sử dụng công nghệ” của Samsung Galaxy A8, chứ không phải “điện thoại Samsung Galaxy A8”… Đây là điều gây khó khăn cho NTD vì các tư vấn, trao đổi được thực hiện qua điện thoại đã không được ghi hoặc lưu lại theo bất kỳ định dạng nào.

Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, VCA khuyến cáo người tiêu dùng cần tìm hiểu các quy định về bảo vệ quyền lợi NTD khi thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ, giao dịch trực tuyến, từ xa nói riêng cũng như tìm hiểu về thông tin các công ty nói chung. NTD nên hạn chế giao dịch với những công ty không có thông tin hoặc thông tin xấu về lịch sử giao dịch…

Đồng thời cần tìm hiểu kỹ về hàng hóa, dịch vụ được  cũng như có sự đối chiếu, kiểm tra khi thấy có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bán và giá trị hàng hóa, hoặc có sự khác biệt quá lớn giữa giá bán được giới thiệu so với giá bán trên của cùng loại hàng hóa hoặc hàng hóa tương đương.

Đặc biệt, NTD cần lưu giữ các chứng cứ liên quan đến giao dịch, hoặc yêu cầu nhân viên công ty gửi các thông tin về giao dịch như tên và hình ảnh hàng hóa, giá bán, điều kiện giao dịch…

Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp của mình bị xâm phạm, cần nhanh chóng liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được tư vấn, hỗ trợ.

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.08751 sec| 823.789 kb