Thứ 2, 25/11/2024, 05:09 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách xử lý khi nệm bị ướt đúng cách

Cách xử lý khi nệm bị ướt đúng cách
(Tieudung.vn) - Khi nệm bị ướt nếu không phát hiện và giải quyết tình trạng ẩm ướt kịp thời, chiếc nệm ngủ của gia đình bạn có thể xuất hiện tình trạng ẩm mốc, bốc mùi hay thậm chí là hư hỏng.

Tìm hiểu một số nguyên nhân khi nệm bị ướt

Cách xử lý khi nệm bị ướt đúng cách

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nệm cao su bị ướt có thể do những nguyên nhân phổ biến sau đây và bạn cần tránh hoặc hạn chế:

Làm đổ nước lọc, cafe hoặc nước hoa quả, nước ngọt có gas

Nệm bị ướt do trẻ em tè dầm

Máy lạnh hư hỏng dẫn đến rò rỉ nước

Nước mưa bên ngoài vô tình làm ướt nệm

Cách xử lý nệm bị ướt theo từng chất liệu

Xử lý nệm foam bị ướt

Baking soda là một loại bột trắng không mùi và không độc hại. Đây là một chất có khả năng hấp thụ mùi hôi và hút ẩm hiệu quả từ nệm foam bị ướt. Để xử lý nệm foam bị ướt, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Tháo lớp vỏ bọc ngoài nệm

Rắc một lớp mỏng baking soda lên bề mặt bị ướt của nệm foam. Bạn cũng có thể tạo hỗn hợp bằng cách trộn baking soda với nước rồi xịt lên vết bẩn trên nệm đến khi hỗn hợp bay hơi rồi lau lại bằng khăn sạch.

Đợi baking soda thấm đều vào bề mặt nệm và hút hết ẩm và mùi hôi.

Phơi nệm ở một nơi khô ráo, thoáng mát và nên phơi dưới ánh nắng mặt trời dịu nhẹ.

Nếu đã thực hiện qua các bước trên, về cơ bản, nệm foam đã được làm sạch, nếu các bạn muốn nệm có mùi thơm có thể dùng nước hoa có mùi dịu nhẹ để xịt vào.

Xử lý nệm lò xo bị ướt

Nệm lò xo là loại nệm bằng sợi thép đàn hồi và được bọc bởi lớp mút và lớp nệm. Điều này giúp tạo độ đàn hồi và thoải mái cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách, nệm lò xo sẽ trở nên bẩn và mất đi tính năng. Cách sử dụng baking soda để vệ sinh nệm lò xo:

Tách lớp vỏ nệm khỏi lớp nệm lò xo.

Dùng một lượng vừa đủ baking soda đem hòa tan với nước và xịt lên các vị trí nệm bị ướt.

Đợi khoảng 25-30 phút để hỗn hợp thấm vào nệm

Sử dụng máy sấy để làm khô nệm

Xử lý nệm bông ép bị thấm nước

Các sản phẩm nệm bông ép có khả năng thấm hút nước rất mạnh, vì vậy khi phát hiện nệm bị ướt, các bạn phải nhanh chóng tháo lớp áo nệm ra và chuẩn bị cho quá trình làm khô nệm theo các bước sau đây:

Tháo lớp áo nệm bọc bên ngoài

Dùng một chiếc khăn khô ấn mạnh để hút hết nước trong nệm

Đem nệm phơi khô ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh phơi ở nơi có nhiệt độ cao và có ánh nắng mặt trời gay gắt.

Nếu nệm bị ướt do chất lỏng có mùi, bạn có thể dùng cồn 90 độ xịt lên chỗ có vết bẩn và để trong 1-2 giờ. Sau đó, khi cồn khô thì dùng một ít tinh dầu thơm đổ lên vị trí nệm bị ướt để khử mùi rồi phơi ở nơi thoáng gió hoặc sấy khô.

Xử lý nệm cao su bị ướt

Khác với nệm lò xo hay nệm bông ép, khi nệm cao su khi bị ướt sẽ không thấm sâu. Nhờ đó, bạn có thể xử lý theo cách đơn giản sau đây:

Lấy ga nệm ra khỏi nệm

Sử dụng một lượng phấn rôm vừa đủ và rắc lên bề mặt chỗ bị ướt của nệm. Phấn rôm sẽ hút ẩm nhanh chóng và giúp làm khô nệm.

Dùng quạt để làm khô nệm, không được dùng máy sấy vì sẽ tạo ra nhiệt độ cao dễ làm hư hỏng nệm. Nếu không có quạt, có thể phơi nệm ngoài trời ở nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.

Cách bảo vệ nệm cao su không bị ướt

Nếu bạn muốn hạn chế tình trạng nệm ngủ bị ướt vì những lý do không đáng, hãy tham khảo những biện pháp dưới đây nhé:

Sử dụng tấm bảo vệ nệm

Với những gia đình có con nhỏ, tấm bảo vệ nệm là món phụ kiện vô cùng hữu ích. Sản phẩm có khả năng bảo vệ nệm hiệu quả khỏi các bụi bẩn, hạn chế thấm hút nước vào bên trong nệm. Tấm bảo vệ nệm thường có thiết kế bốn góc bo chun cố định. Vì thế, bạn có thể dễ dàng tháo sản phẩm để vệ sinh khi có nhu cầu. 

Sử dụng ga chống thấm 

Ga chống thấm có thiết kế tương tự các loại ga chun thông thường. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này sẽ được làm từ các chất liệu chống thấm như polyester để hạn chế nước thấm vào bên trong nệm. Bên cạnh khả năng chống thấm, sản phẩm còn hỗ trợ ngăn chặn sự tác động của tác nhân gây ẩm mốc từ môi trường bên ngoài. 

Loại bỏ các tác nhân gây ẩm ướt

Nếu nệm ngủ ở nhà bạn thường xuyên xuất hiện tình trạng bị thấm nước, hãy tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện vấn đề. Loại bỏ triệt để các nguyên nhân như rò rỉ nước, nước tạt… sẽ giúp bạn hạn chế khả năng nệm bị ẩm do nước thấm vào. Tương tự, bạn nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn uống trên nệm để tránh tình trạng bé làm đổ nước, thức ăn khiến nệm bị bẩn. 

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.26936 sec| 823.344 kb