Thứ 7, 23/11/2024, 02:16 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bộ Nông nghiệp họp khẩn để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Bộ Nông nghiệp họp khẩn để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
(Tieudung.vn) - Chiều 14/3, tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chủ trì cuộc họp bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Tham dự có lãnh đạo UBND của 17 tỉnh, thành phố và các cơ quan tham mưu thuộc Bộ NN-PTNT.

Tại cuộc Họp, ông Phan Xuân Dũng, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết tính đến ngày 14/3, dịch tả heo châu Phi đã được phát hiện tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố bao gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La và Nghệ An với tổng số con bị bệnh và tiêu hủy là 23.442 con.

Theo ông Dũng, bệnh dịch tả heo châu Phi chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; chưa xuất hiện dịch tả heo châu Phi tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

Cục trưởng Cục thú y nhận định: "Nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi tiếp tục được phát hiện ở nhiều địa phương khác trong thời gian tới là rất cao".

Bộ Nông nghiệp họp khẩn để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cuộc họp bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tại buổi họp, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Có những khu vực mặc dù phát hiện dịch tả heo châu Phi nhưng vẫn không tìm ra được nguyên nhân là gì sau khi loại trừ hết các khả năng".

Tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa phát hiện dịch bệnh tại 10 xã, 2 huyện (Yên Định và Thiệu Hóa). Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là là 644 con.

Tương tự như Thanh Hóa, đại diện tỉnh Bắc Kạn cho biết một số trường hợp khó phát hiện nguyên nhân.

Đại diện tỉnh Hải Dương cho biết hiện nay, giá heo hơi tại tỉnh dao động từ 36.000 - 38.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tiêu thụ rất chậm.

Mặc dù công tác tiêu chuẩn nhưng nhiều người vẫn e ngại không dám ăn heo, nên tình hình càng trở nên khó khăn càng khó khăn. Tại tỉnh Hải Dương đã phát hiện dịch tả heo châu phi tại 18 xã, 6 huyện (Kinh Môn, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Gia Lộc, Kim Thành và Bình Giang). Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 800 con.

Tương tự, đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng đề cập tới khó khăn người sợ không dám ăn thịt heo dẫn đến một số hộ bán tháo, càng khiến nguy cơ lây lan tăng mạnh hơn.

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhấn mạnh các tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa: "Ăn thịt heo có vấn đề gì đâu. Heo bệnh đến đâu, chúng ta tiêu hủy đến đó. Hơn nữa virus dịch tả heo châu Phi cũng không lây sang người nên người dân không nên quá lo lắng".

Về giải pháp, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết đã có văn bản gửi các địa phương về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn. Theo đó, tạm dừng vận chuyển lợn ở các huyện có dịch ra khỏi địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi phát hiện con lợn cuối cùng mắc bệnh DTLCP được tiêu huỷ. 

Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình chỉ đạo thực hiện nghiêm việc kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn từ các tỉnh phía Bắc vào phía Nam.

Các địa phương rà soát các cơ sở giết mổ, đặc biệt là cơ sở nhỏ lẻ, kiên quyết không cho giết mổ lợn nếu không đạt yêu cầu vệ sinh thú y. 

Về công tác phòng chống dịch trong những ngày qua, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt. Từ khâu giám sát, phát hiện, khoanh vùng, xử lý, ngăn chặn cho tới các công tác khác, đã được thực hiện tốt theo Chỉ thị 04 của Chính phủ.

Chưa có chiến dịch nào được làm đồng bộ, thuận lợi như lần này. Bộ trưởng cũng đánh giá cao khâu truyền thông, từ báo điện tử, báo hình, báo in, đã vào cuộc thông tin kịp thời để người dân hiểu, nắm rõ tình hình. 

Theo nghiên cứu của cơ quan chức năng Trung Quốc, có 3 nguyên nhân chính làm bệnh DTLCP lây lan, bao gồm: 46% do phương tiện vận chuyển và con người không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% do sử dụng thức ăn thừa; 19% do vận chuyển lợn sống và chế phẩm từ lợn giữa các vùng.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.29575 sec| 824.305 kb