Thứ 2, 31/03/2025, 09:23 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

6 tác hại không ngờ tới của đèn ngủ đối với trẻ nhỏ

6 tác hại không ngờ tới của đèn ngủ đối với trẻ nhỏ
(Tieudung.vn) - Giấc ngủ là thời gian để cơ thể trẻ em nghỉ ngơi, phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ thường có thói quen cho trẻ ngủ dưới ánh đèn ngủ, điều này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Gây dậy thì sớm

Để hoạt động bình thường, cơ thể cần nghỉ ngơi sau chuỗi hoạt động dài ban ngày. Đặc biệt, ban đêm là thời điểm não trẻ tiết lượng lớn melatonin – một hormone có điều hòa nhịp sinh học, hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước nhiều vấn đề sức khỏe, giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất, đồng thời ức chế hormone sinh dục.

Việc bật đèn khi ngủ sẽ khiến vỏ não hưng phấn, khó đi vào trạng thái ngủ chất lượng, có thể làm giảm 50% sự sản xuất melatonin. Melatonin cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của tuyến sinh dục. Khi hormone này bị suy giảm khiến hormone sinh dục không được ức chế, trẻ có nguy cơ dậy thì sớm, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.

6 tác hại không ngờ tới của đèn ngủ đối với trẻ nhỏ

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho khớp xương khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý. Đối mặt với sự bất thường về thể chất khiến, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, thu mình – nhất là khi tự so sánh với các bạn cùng trang lứa. Tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ đối diện với sự chế giễu, phân biệt từ các bạn.

Đèn ngủ khiến trẻ chậm lớn

Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng  đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.

Gây khó ngủ, giấc ngủ không sâu

Ánh sáng có thể làm giảm khả năng sản xuất melatonin giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Do đó, trẻ ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh dễ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thể chất, nên việc giấc ngủ bị ảnh hưởng có thể gây tác động lâu dài.

Làm suy giảm hệ miễn dịch

Ít ai biết rằng, việc ngủ trong môi trường có ánh sáng quá mạnh có thể làm giảm khả năng sản sinh kháng thể chống lại virus của trẻ. Trong khi đó, nếu ngủ trong bóng tối hoàn toàn, cơ thể trẻ sẽ tự động kích thích quá trình tạo kháng thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Để đảm bảo an toàn và tiện lợi, cha mẹ có thể sử dụng đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ hoặc chỉ bật đèn khi cần chăm sóc bé trong đêm.

Ảnh hưởng đến thị lực

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em từ 2 tuổi nếu thường xuyên ngủ dưới ánh sáng đèn điện sẽ có nguy cơ cận thị lên đến 34%. Khi lớn hơn, tỷ lệ này có thể tăng lên 55% nếu thói quen ngủ dưới ánh sáng không thay đổi.

Nguyên nhân là do ánh sáng tác động đến nhịp sinh học, khiến mắt phải điều tiết liên tục ngay cả khi đang ngủ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Tăng nguy cơ béo phì

Ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh vào ban đêm có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch.

Một nghiên cứu của Đại học Ohio (Mỹ) đã chỉ ra rằng, tiếp xúc với ánh sáng trong khi ngủ có thể làm thay đổi mức đường huyết và ảnh hưởng đến sự cân bằng năng lượng của cơ thể.

Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.06238 sec| 808.992 kb