Dây an toàn
Dây an toàn ở các vị trí ghế ngồi là bộ phận thường xuyên được sử dụng nhằm bảo vệ người lái, hành khách trên xe, vì vậy dễ bám bẩn, ẩm mốc tạo mùi khó chịu trong khoang nội thất.
Để vệ sinh bộ phận này, nên kéo dây an toàn ra hết cỡ, sau đó xịt chất tẩy rửa và dùng bàn chải mềm chải sạch các vết ố bẩn bám trên dây.
Trong quá trình vệ sinh nên chú ý dùng chất tẩy rửa phù hợp, tránh chà xát quá mạnh tay có thể làm dây bị xù hay phai màu. Sau khi chải sạch, dùng khăn khô, lau dây an toàn theo chiều dọc rồi để dây tự khô trước khi sử dụng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Gioăng cao su trên khung cửa
Gioăng cao su trên các khung cửa xe là chi tiết thường ít chú ý khi vệ sinh ô tô. Các gioăng cao su có tác dụng chống ồn, cách âm, ngăn các bụi bẩn, gió, nước mưa lọt vào bên trong xe qua các kẽ hở ở chân kính, cánh cửa ô tô… Tuy nhiên, dưới tác động của yếu tố môi trường, chi tiết này theo thời gian sẽ bám bụi, dầu mỡ cũng như bị chai sạn, rạn nứt làm giảm tác dụng. Vì vậy, nên chú ý vệ sinh bằng cách lau sạch bụi bẩn, xịt dung dịch lên vải khô, mềm sau đó lau đều các gioăng cao su.
Taplo, bảng điều khiển, tay lái
Những vị trí này liên tục chịu tác động nên rất dễ dính bẩn. Để lau sạch bụi bạn nên phun chất làm sạch lên bề mặt vật dụng, dùng miếng bọt biển lau qua. Sau đó xịt vừa đủ chất bảo vệ ra tấm vải lau lên các bề mặt, chờ 10 phút rồi lau lại bằng vải sạch. Cuối cùng phủ tiếp một lớp bảo vệ nữa và lau lại cho đến khi các bề mặt đã sáng bóng, sạch sẽ.
Trần xe
Rất dễ bám bụi, ố bẩn trong quá trình sử dụng nhưng có một thực tế, trần xe lại không được vệ sinh thường xuyên như sàn xe. Dưới tác động của hơi ẩm, bụi bẩn, lớp bọc trần xe theo thời gian sẽ trở thành nơi cư trú của nấm mốc, vi khuẩn.
Vệ sinh trần xe đúng cách là dùng khăn khô lau bụi bám, sau đó dùng dung dịch tẩy rửa dạng bọt xịt trên trần xe, chú ý đến những khu vực bị ố bẩn rồi dùng khăn vải mềm lau sạch.
Tuyệt đối không sử dụng máy hút để hút bụi trần xe bởi lực hút lớn của máy có thể gây hiện tượng xệ trần và bong tróc.
Các khe cửa gió của hệ thống điều hòa
Các khe hướng gió hệ thống điều hòa cũng ít được vệ sinh định kỳ trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân do cấu tạo của bộ phận này khá phức tạp, khó lau chùi…
Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng nếu không được vệ sinh, hơi ẩm đọng lại trên khe gió dễ sinh nấm mốc, vi khuẩn và gây mùi khó chịu trong khoang nội thất.
Vì vậy, để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn cần dùng dung dịch vệ sinh, khử mùi xịt vào các cửa gió, sau đó khởi động xe, bật điều hòa, cài đặt quạt gió ở mức cao nhất và chỉnh về chế độ lấy gió ngoài vài phút trước khi sử dụng.
Trong quá trình vệ sinh trần xe, nên che chắn kỹ khu vực bảng điều khiển để tránh dung dịch tẩy rửa có thể bắn vào.
Ghế ngồi
Ở ghế ngồi, bẩn nhất là nơi các rãnh, đường may nhỏ. Tài xế nên thường xuyên làm sạch ghế xe để đảm bảo vệ sinh , bằng cách dùng bàn chải làm sạch và hút bụi quanh chỗ ngồi, các chỗ còn lại bên trong khu vực nội thất của xe. Trường hợp ghế ô tô bọc vải chỉ cần hòa một ít bột giặt với nước nóng, dùng khăn lau kỹ các ghế ngồi sau đó lau lại với nước lạnh để lấy hết xà phòng và chất bẩn còn bám lại.
Cốp xe ô tô
Điều này có lẽ không cần phải nói, nhưng cốp hoặc cốp xe ô tô của bạn là một trong những nơi bẩn nhất trong xe của bạn. Họ nhìn thấy mọi thứ từ túi đến hộp cho đến chậu cây; không có gì lạ khi có rất nhiều vi trùng hiện diện ở đó!
Để vệ sinh sạch cốp xe bạn chỉ cần gom đồ đạc lại và hút bụi sạch sẽ là được.
Vô lăng xe ô tô
Một số người cho rằng vô lăng không phải là nơi bẩn nhất trong xe nhưng sự thật là nó đang chứa đầy vi khuẩn. Mọi người đều có thể hắt hơi hoặc ho, điều này chúng ta có thể làm mà không để ý trong vô thức, khiến cho những giọt nước từ cái hắt hơi hoặc ho của bạn có thể rơi vào tay lái của bạn.
Sau đó, bạn thường đặt cả hai tay lên vô lăng xe, tiếp xúc với vi khuẩn và bạn thậm chí không nhận ra điều đó. Nếu bạn là người thường cho người khác mượn xe, thì nó hội tụ nhiều vi trùng, vi khuẩn hơn bao giờ hết.
Thường có rất nhiều cách để làm sạch vô lăng nhưng không phải vô lăng nào cũng giống nhau, bạn cần phải kiểm tra chất liệu của vô lăng trước khi làm sạch. Cần làm sạch vô lăng khi cảm thấy thiết bị này quá khô, quá trơn do dầu nhờn hay bám bụi bẩn. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ vô lăng sạch và không bám dầu sẽ giảm nguy cơ trượt tay khỏi vô lăng. Ngoài ra, vô lăng làm từ những vật liệu khác nhau cũng có những khác biệt khi làm sạch.
Với những vô lăng nhôm không có lớp Polyurethane có thể được làm bóng hoặc lau sạch bằng một loại hóa chất chuyên dụng dành cho nhôm. Bạn có thể lấy một lượng nhỏ bằng đồng tiền xu ra khăn cotton. Chà xát toàn bộ bề mặt vô lăng với chất này. Sau đó lau lại bằng một chiếc khăn sạch khác.