Thứ 2, 05/05/2025, 22:04 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cần trang bị điều gì khi lái xe ô tô đường dài dưới thời tiết nắng nóng?

Cần trang bị điều gì khi lái xe ô tô đường dài dưới thời tiết nắng nóng?
(Tieudung.vn) - Với thời tiết nắng nóng của mùa hè, để hạn chế những sự cố không mong muốn, cũng như rủi ro không đáng có, trước và sau mỗi chuyến đi, chủ xe cần chú ý kiểm tra, vệ sinh xe, bảo dưỡng các bộ phận, chi tiết trên xe.

Kiểm tra các dung dịch làm mát trên

Thứ nhất, trước và sau mỗi hành trình đường dài, khi động cơ hoạt động liên tục dưới thời tiết , chủ xe cần kiểm tra mức chất lỏng trên xe như dầu động cơ, nước làm mát, dầu phanh và dầu trợ lực lái. Khi hoạt động thường xuyên và liên tục dưới thời tiết nắng nóng, nếu các dung dịch này bị hao hụt do rò rỉ gây ra tình trạng sinh nhiệt khi động cơ bị quá nóng, dễ dẫn đến cháy, nổ động cơ, gây nguy hiểm cho tài xế.

Cần trang bị điều gì khi lái xe ô tô đường dài dưới thời tiết nắng nóng?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Kiểm tra ắc quy

Trong những ngày nắng nóng, dung dịch trong ắc quy dễ dàng bị bốc hơi. Vì vậy, người lái xe phải thường xuyên kiểm tra ắc quy để bổ sung dung dịch kịp thời tránh những hư hỏng không đáng có. Ngoài ra, hãy giữ nắp bình ắc quy sạch sẽ vì bụi bẩn có thể trở thành chất dẫn làm cạn dung dịch trong ắc quy.

Kiểm tra lốp xe

Tiếp xúc trực tiếp với mặt đường dưới thời tiết nắng nóng, liên tục hoạt động trong các chuyến hành trình dài và "gánh" tải trọng của xe… cũng khiến lốp ô tô dễ phát sinh sự cố. Do đó, sau mỗi hành trình, bộ phận quan trọng này cũng cần được kiểm tra.

Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường nào như lốp bị mòn hoặc phồng thì cần phải sửa chữa, thay thế ngay để đảm bảo an toàn cho các hành trình sau, tránh tình trạng bị nổ lốp khi lưu thông. Nếu phát hiện lốp quá mòn hoặc có vết nứt, phồng, rách thì chủ xe nên sớm thay thế để đảm bảo an toàn.

Kiểm tra hệ thống điều hòa

Điều hòa là một trong những bộ phận quan trọng khi sử dụng ô tô dưới thời tiết nắng nóng. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu nhiệt độ ngoài trời ở khoảng 35 độ C thì trong khoảng 20 phút, nhiệt độ tương ứng trong ca-bin xe có thể lên đến 50 độ C (nếu không bật điều hoà). Sau 40 phút, nhiệt độ cabin có thể đạt mức 60 - 70 độ C.

Nếu điều hòa gặp sự cố không hoạt động, khoang ca-bin ô tô có thể trở thành tác nhân gây hại cho người lái. Đặc biệt, nếu không may bị tắc đường, kẹt xe dưới trời nắng nóng, điều hoà bị hỏng thì khoang ca-bin sẽ không khác gì một “lò xông hơi” di động. Dưới nhiệt độ ngoài trời cao, hệ thống điều hòa phải làm việc nhiều hơn để duy trì không khí mát mẻ trong xe.

Do đó, trước và sau mỗi chuyến đi đường dài, chủ xe nên chú ý kiểm tra hệ thống điều hoà. Lưu ý, khi khởi động, hệ thống điều hòa toát ra mùi ẩm mốc, không mát hoặc quá trình làm mát khá chậm… thì cần đi đến các garage ô tô để kiểm tra và khắc phục.

Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng của xe

Khi lái xe đường dài, đặc biệt vào ban đêm, hoặc đường có sương mù dày đặc, nếu hệ thống chiếu sáng sự cố thì chắc chắn các tài xế sẽ gặp phải vấn đề rất lớn khi di chuyển, thậm chí là không thể lái xe nếu không có đèn chiếu sáng.

Do đó, sau mỗi hành trình trên chú ý kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng trên xe, trong đó quan trọng nhất là cụm đèn pha được ví như "đôi mắt" của ô tô. Nếu bóng đèn hoặc đèn tín hiệu bị hỏng, chập chờn, nhấp nháy, thì đừng ngần ngại gì mà không thay thế ngay lập tức để đảm bảo việc lưu thông trên đường được thuận tiện hơn.

Không để các vật dụng dễ cháy nổ trong xe

Với điều kiện thời tiết nắng nóng thì bình ga, bình xịt giảm đau, nước hoa, bật lửa, sạc dự phòng, đồ điện tử có pin... và một số loại hóa chất chứa khí gas khác là những vật dễ cháy hoặc nổ nhất khi nhiệt độ tăng cao. Vì vậy, trong trường hợp đỗ xe dưới cái nắng mùa hè, hãy bỏ những đồ vật này ra ngoài để tránh xảy ra điều đáng tiếc.

Ngoài ra, cũng nên chuẩn bị sẵn trên chiếc xe ô tô một chiếc bình chữa cháy mini phòng khi chẳng may xuất hiện cháy nổ, có thể kịp thời xử lý chúng.

Tuy nhiên, những chiếc bình chữa cháy đó  cũng phải giữ gìn thật cẩn thận, nếu không chúng cũng sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm cho xe cũng như người ngồi bên trong. Đặc biệt không được để bình chữa cháy ở gần nơi mặt trời có thể chiếu vào như cốp chứa đồ, bảng táp-lô phía trước hay khay để đồ bên dưới kính sau của những dòng xe con.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.12328 sec| 790.781 kb