Chủ nhật , 25/05/2025, 23:20 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

6 nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh bị mòn

6 nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh bị mòn
(Tieudung.vn) - Phanh ô tô là một bộ phận quan trọng của hệ thống lái. Má phanh bị mòn không đều thường âm thầm khởi phát nhưng nếu không kịp thời phát hiện sớm, vấn đề tiềm ẩn này có thể dẫn đến những chi phí khắc phục tốn kém. Dưới đây là nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh bị mòn.

Không vệ sinh và kiểm tra má phanh định kì

Má phanh càng mòn, đĩa phanh càng mỏng đi, từ đó dễ xảy ra tình trạng phanh bị bó do piston phanh bám chặt vào đĩa phanh. Nguyên nhân thường thấy của tình trạng má phanh bị mòn là do việc chủ xe không vệ sinh và kiểm tra phanh ô tô định kì.

6 nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh bị mòn

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Kẹp phanh hoặc chốt trượt bị kẹt

Kẹp phanh (caliper) có nhiệm vụ ép má phanh vào đĩa phanh (rotor) mỗi khi bạn đạp phanh. Khi một kẹp phanh bị kẹt, nó sẽ tiếp tục ép má phanh đó vào đĩa phanh rất lâu sau khi bạn nhả phanh. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian dài, má phanh ở vị trí đó sẽ bị mòn nhanh hơn đáng kể.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra nếu các chốt trượt bị han gỉ hoặc khô dầu. Chúng cần được bôi trơn thường xuyên để mọi thứ chuyển động trơn tru. Nếu không, má phanh của bạn sẽ chỉ hoạt động hiệu quả ở một bên.

Má phanh gắn không cân đối hoặc có chất lượng kém

Các má phanh được lắp không đúng cách (hoặc các má phanh giá rẻ không vừa vặn) có thể khiến việc tiếp xúc giữa má và đĩa phanh không đồng đều, gây ra hiện tượng mòn không đều. Hãy tưởng tượng bạn đi giày mà chỉ một bên đế tiếp xúc một nửa mặt đất – lâu ngày một bên sẽ mòn nhanh hơn bên kia.

Áp suất phanh không cân bằng

Hệ thống phanh thủy lực vận hành dựa trên áp suất đồng đều đến từng bánh. Khi ống dầu, xi-lanh chính bộ phân phối áp lực chính gặp vấn đề như tắc, rò rỉ hoặc kém nhạy khiến áp suất truyền đến má phanh sẽ bị chênh lệch. Bên nhiều áp lực thắng mạnh, phanh sẽ mòn mau hơn, còn bên còn lại hoạt động "hờ hững", đĩa vẫn quay dù xe đã vào số P.

Đĩa phanh bị cong vênh

Không cần cong vênh quá nhiều, chỉ một góc nhô nhẹ hay chỗ lõm li ti trên đĩa cũng đủ gây ra sự chênh lệch độ dày, độ phẳng bề mặt. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được rung giật ở bàn đạp phanh.

Má phanh phải liên tục điều chỉnh để khớp bề mặt đĩa phanh không đều, từ đó hình thành các vệt mòn không đồng nhất. Tháo ra, đo độ phẳng và mài lại hay thay mới đĩa là cách duy nhất để trả lại sự đồng đều cho bề mặt phanh.

Vấn đề hệ thống treo hoặc lốp xe

Phanh không hoạt động một mình mà là sự phối hợp giữa má phanh, đĩa phanh và mặt đường qua lốp xe, hệ thống treo. Khi lốp xe mòn không đều, góc đặt bánh sai (toe, camber), hoặc chi tiết treo như rotuyn, thanh cân bằng lỏng lẻo, lực phanh sẽ bị phân tán bất hợp lý.

là một góc bánh chịu tải lực phanh lớn hơn, khiến má phanh mòn lệch. Nếu không xử lý sớm, bạn có thể sẽ phải chi trả nhiều hơn cho các bộ phận bổ sung và căn chỉnh bánh xe.

Các giải pháp và lưu ý đối với người dùng

- Vệ sinh, bôi trơn kẹp phanh và chốt trượt định kỳ, giúp cơ cấu hoạt động êm ái, tránh kẹt cứng.

- Sử dụng má phanh, đĩa chất lượng cao, lắp đúng kỹ thuật, tuân thủ khoảng khe hở theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

- Kiểm tra độ phẳng đĩa phanh mỗi 20.000 - 30.000km; mài lại hoặc thay mới nếu phát hiện cong vênh.

- Kiểm tra áp suất và thay dầu phanh đúng chu kỳ, thay xi-lanh gặp sự cố.

- Căn chỉnh và cân bằng lốp, kiểm tra hệ thống treo định kỳ để lực phanh luôn được phân bổ đồng đều.

Cuối cùng, việc duy trì chăm sóc và bảo dưỡng ô tô đúng định kỳ không chỉ giúp phanh xe hoạt động êm ái, ổn định và nâng tầm an toàn cho mỗi hành trình mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa. Hãy để phanh của xe bạn luôn ở trạng thái tốt nhất trước mỗi chuyến đi.

Khi nào cần thay má phanh ô tô?

Má phanh ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của xe và sự an toàn khi lái ô tô, do đó bạn cần thay má phanh xe ô tô định kỳ hoặc khi gặp các dấu hiệu sau: 

Có âm thanh lớn phát ra mỗi khi phanh

Âm thanh chói tai hay tiếng rít mỗi khi đạp phanh là một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết má phanh đã mòn. Những âm thanh này là do tấm thép phía sau má phanh cọ xát với đĩa phanh gây ra. Đây là dấu hiệu cảnh báo má phanh của bạn đã bị mòn và cần phải thay thế.

Đèn phanh liên tục báo sáng

Đèn báo phanh sáng liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo má phanh đã mòn, dầu phanh bị rò rỉ hoặc có sự cố khác trong hệ thống phanh. Hãy mang xe đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra ngay khi đèn báo phanh sáng. 

Phanh không ăn

Khi bạn đạp phanh mà xe không giảm tốc độ ngay hoặc giảm tốc độ chậm, đó là dấu hiệu phanh không ăn. Nguyên nhân có thể do má phanh mòn, dầu phanh bị rò rỉ hoặc hệ thống phanh bị hư hỏng. Lúc này bạn nên mang xe đi kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng.

Xe bị rung lắc hoặc lạng sang 2 bên

Nếu xe bị rung lắc hoặc lạng sang hai bên khi phanh, có thể má phanh bị mòn không đều hoặc đĩa phanh bị cong vênh. Bạn hãy kiểm tra và thay thế má phanh, đĩa phanh nếu cần thiết.

Má phanh mòn không đều

Má phanh mòn không đều có thể do ắc suốt phanh bị kẹt, đĩa phanh bị biến dạng hoặc do chất lượng má phanh kém. Lúc này, bạn nên đến trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa để kiểm tra và thay thế má phanh. 

Độ dày má phanh còn dưới 3mm

Khi độ dày má phanh còn khoảng 3mm, bạn nên thay má phanh mới. Độ dày má phanh quá mỏng sẽ làm giảm hiệu quả phanh và có thể gây hư hỏng cho đĩa phanh. 

Khi má phanh bị vỡ hoặc bị chai cứng

Má phanh ô tô bị vỡ hoặc chai cứng có thể do chất lượng không đảm bảo, gây nguy hiểm khi lái xe. Vì vậy, bạn nên đến trung tâm uy tín để thay má phanh chính hãng, đảm bảo an toàn khi di chuyển. 

Bàn đạp phanh bị rung lắc hoặc đạp sát sàn

Bàn đạp phanh bị rung lắc hoặc phải đạp sát sàn mới có thể phanh là dấu hiệu cho thấy má phanh đã mòn, dầu phanh bị rò rỉ hoặc có vấn đề khác trong hệ thống phanh. Bạn hãy nhanh chóng mang xe đi kiểm tra và sửa chữa.

Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.71308 sec| 806.359 kb