Thứ 7, 23/11/2024, 00:29 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cần phải làm gì khi xe ô tô bị ngập nước?

Cần phải làm gì khi xe ô tô bị ngập nước?
(Tieudung.vn) - Để phòng tránh thiệt hại đáng tiếc, người sử dụng xe nên nắm rõ cách xử lý khi ô tô bị ngập nước dưới đây.

Không khởi động lại xe

Sau khi nước rút, việc đầu tiên chủ xe cần lưu ý là không khởi động động cơ hay hệ thống điện. Nước luồn vào bên trong xe lâu ngày sẽ gây hỏng, chập mạch điện. Nước có thể đi sâu vào khoang máy, dẫn đến tình trạng thủy kích nếu chủ xe khởi động động cơ.

Cần phải làm gì khi xe ô tô bị ngập nước?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Gọi hãng bảo hiểm

Chủ xe cần chụp hình, quay phim và liên hệ phía bảo hiểm để ghi nhận tình trạng xe cũng như lập biên bản xác nhận giữa hai bên. Chủ xe có thể mở cửa để kiểm tra nội thất, mở nắp ca-pô để loại bỏ các dị vật theo nước lọt vào bên trong.

Tháo đầu cáp cực âm của ắc quy

Việc ngắt kết nối cực âm của ắc-quy một mặt giúp tránh hiện tượng đoản mạch, mặt khác giúp bảo vệ ECU hoặc hộp khỏi bị hư hỏng.

Tìm dấu vết của mực nước

Điều này sẽ dễ dàng nếu nước ngập nhiều bùn hay rác bẩn. Nhưng nước sạch không để lại dấu vết. Tìm nước bên trong cửa xe và đèn hậu, sự ẩm ướt ở thảm xe và nội thất... Biết rõ mực nước ngập rất quan trọng, tránh cho bạn phải làm sạch hay sửa những chỗ không cần thiết.

Làm khô nội thất

Nếu nước lọt vào nội thất, khả năng phá hủy sẽ rất nhanh. Vì vậy, sau khi đưa xe thoát khỏi nơi ngập nước, hãy mở hết tất cả các cửa để nước thoát ra ngoài. Dùng các dụng cụ có thể, kể cả khăn thấm hết số nước đọng còn lại. Sau đó dùng quạt, máy sấy lớn để làm khô nội thất cơ bản trước khi cứu hộ tới đưa về garage.

Thay nhớt

Các kỹ sư ôtô khuyến cáo không sử dụng lại nhớt trên xe bị ngập nước vì có thể ngấm nước hoặc cặn bẩn (bùn, cát). Vì thế, cần thay mới tất cả nhớt động cơ, hộp số, cầu... trước khi khởi động lại động cơ. 

Kiểm tra sửa chữa nội thất, hệ thống điện

Nước ngập quá nửa xe và len vào bên trong gây hư hại cho nội thất lẫn hệ thống điện. Thông thường, kỹ thuật viên tháo rời ghế và sàn xe để phơi hoặc sấy khô. Những kẽ nhỏ đọng nước cần đến dụng cụ sấy khô chuyên dụng.

Nếu chỉ bị bám bùn, đất, ghế da hay nỉ đều có thể vệ sinh, để khô tự nhiên hoặc sấy khô để sử dụng lại. Trần xe, bảng táp-lô, vô-lăng, các khe gió điều hòa... cũng cần vệ sinh. Riêng các nút bấm, công tắc cần kiểm tra kỹ để tránh tình trạng đọng nước, sau đó làm khô.

Với hệ thống điện gồm dây dẫn, giắc cắm, cầu chì... cách làm tương tự nội thất là tháo rời và để khô. Thời gian để khô tự nhiên có thể mất 3 ngày đến 1 tuần. Nếu dùng dụng cụ sấy khô (ví dụ súng hơi), thời gian làm khô các chi tiết này nhanh hơn, khoảng 1-2 ngày.

Những chi tiết khác cần lưu ý như đèn chiếu sáng, còi, hệ thống âm thanh... có còn hoạt động tốt. Bộ phận điện phức tạp như ECU điều khiển cần được kiểm tra chuyên sâu để xác định mức độ nhiễm nước, hư hại. Trong trường hợp hỏng nặng cần phải thay.

Khởi động động cơ

Chỉ khi các công đoạn kiểm tra khoang máy, hệ thống điện hoàn tất và khắc phục các hư hại, động cơ mới được khởi động lại.

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
0.89992 sec| 776.422 kb