Thứ 6, 26/07/2024, 14:18 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường 2,2 tỷ dân

Cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường 2,2 tỷ dân
(Tieudung.vn) - Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia bao gốm: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới, với quy mô khoảng 2,2 tỷ người và chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu (26,2 nghìn tỷ USD).

Ngày 15/1, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VFAEA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (VCCI), Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đã tổ chức Hội nghị “RCEP - UKVFTA Cơ hội thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản Việt Nam với thế giới”, nhiều chuyên gia nhận định nông sản Việt Nam sẽ tăng giá trị xuất khẩu trong những năm tiếp theo.

Cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường 2,2 tỷ dân

Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX Thanh Bình ở Trảng Bom, Đồng Nai đã đưa mặt hàng chuối xấy của HTX xuất khẩu sang Hàn Quốc, Cộng hòa Séc và sắp tới là Châu Âu

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Duy Minh, Chủ tịch VFAEA cho biết, thời gian qua ngành nông nghiệp nước ta tiếp tục chủ động hội nhập sâu rộng nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Điển hình trong năm 2020, ngành nông nghiệp phải đối mặt với những khó chưa từng có trong lịch sử, ảnh hưởng của đại dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản.

Điểm cốt lõi và mong chờ của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản rau quả Việt Nam thông qua các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại của các nước thành viên. FTA này cũng sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, tính đến thời điểm hiện tại, RCEP giúp nông sản Việt bước vào thị trường rộng lớn gồm 15 nước thành viên (ban đầu) chiếm gần tới 30% dân số thế giới và 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu, trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử.

Theo quá trình phát triển kinh tế, khối thành viên RCEP dự đoán sẽ đạt được hơn 100.000 tỷ USD trước năm 2050. Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, các tiêu chuẩn nhập khẩu, thị hiếu giữa các nước cũng khá tương đồng. Do khoảng cách địa lý của các nước nội khối không quá xa nên chi phí logistics thấp hơn, giao thông vận chuyển hàng dễ dàng hơn so với các thị trường khác như Mỹ, châu Âu…

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T , lợi ích trước mắt mà Hiệp định RCEP mang lại là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu thêm cho nhiều mặt hàng nông sản, rau quả hơn trước đây. Điển hình như thị trường Trung Quốc hiện chỉ cho phép 10 mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu chính ngạch thì sắp tới có thể sẽ được mở rộng thêm các mặt hàng tươi khác như sầu riêng, chanh dây, bưởi, bơ, vú sữa, mận…

Các thị trường khác như Nhật, Hàn dù đã đàm phán xuất khẩu lâu năm nhưng mới có 2,3 loại nông sản tươi được xuất khẩu. Với RCEP, việc đàm phán cho các loại nông sản, trái cây mới có thể nhanh hơn và thuận lợi hơn. Đây là điểm cốt lõi và mong chờ của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu.

Cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường 2,2 tỷ dân

Sơ chế và đóng gói thanh long để xuất khẩu đi Mỹ của Công ty Vina T&T

Theo ông Tùng, thông qua các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại của các nước thành viên cũng tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới; trong đó, việc đẩy mạnh sản xuất hàng nông sản an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ ngày càng phổ biến.

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc VCCI chi nhánh TPHCM cho rằng RCEP là cơ hội cho nông sản Việt Nam xâm nhập vào thị trường này. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển bền vững hơn, các mặt hàng nông nghiệp, các mặt hàng rau củ quả khi xuất khẩu và các quốc gia RCEP, chúng ta phải tuân thủ về an toàn vệ sinh theo quy định của SBS mà tổ chức WTO đã ban hành và các Hiệp định thương mại tự do hiện nay, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm. “Như chúng ta đã biết, Trung Quốc vừa rồi đã áp dụng của cái quy định mà theo đó bắt đầu từ năm 2021, các sản phẩm xuất khẩu vào nước này phải có một mã QR code để kiểm soát về cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là một quy định cần thiết và nó sẽ được áp dụng trong thời gian tới với tất cả các quốc gia. Như vậy không có nghĩa là hàng hóa, chúng ta sẽ dễ thở hơn, chúng ta sẽ có khó khăn trong vấn đề xuất khẩu và thực ra chúng ta vẫn đang tuân thủ các quy định. Tuy nhiên cần phải thêm một bước nữa là chuẩn hóa, đây là cái mà chúng ta sẽ tiếp tục để thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường của RCEP, ông Nam cho biết thêm.

Năm 2020, cũng là năm mà Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định kinh tế quan trọng. Đặc biệt là Hiệp định EVFTA đã được ký kết và chính thức có hiệu lực 01/8/2020; Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) đã ký kết và có hiệu lực từ 31/12/2020; Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đã ký kết ngày 15/11/2020, điều đó có nghĩa, hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam đang bước sang một giai đoạn mới với những cơ hội được mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng triển vọng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đây là tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, với các FTA thế hệ mới, cùng với các biện pháp hỗ trợ, sẽ sớm giúp DN vượt qua khó khăn, tiếp cận thị trường và phục hồi sản xuất tốt hơn, mở ra cơ hội cho DN Việt thực hiện các hoạt động xuất khẩu.

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.15722 sec| 798.32 kb