Thứ 2, 25/11/2024, 21:54 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Phân đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ - giải pháp cho nền nông nghiệp bền vững

Phân đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ - giải pháp cho nền nông nghiệp bền vững
(Tieudung.vn) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, nước ta có hơn 14,7 triệu ha diện tích đất nông nghiệp, trong đó: diện tích trồng cây lương thực là 8,462 triệu ha, cây công nghiệp là 2,7 triệu ha và 1,067 triệu ha trồng cây ăn quả. Ước tính hàng năm, cả nước sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón các loại, trong đó cơ cấu sử dụng phân đạm rất cao (2,2 triệu tấn phân urea, chưa kể lượng phân đạm lớn chứa trong phân DAP và NPK các loại).

Hiệu quả sử dụng phân Đầu trâu 46A+ trên cây trồng

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng phân đạm (N) rất thấp chỉ khoảng 45-50%,  còn 50-55% lượng đạm tương đương 1,8 triệu tấn phân Urea hay khoảng 606 triệu USD (tính theo giá nhập khẩu) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng. Ngoài nguyên nhân do xói mòn, rửa trôi đã làm mất đi một lượng N đáng kể, phần lớn phân đạm bị mất dưới dạng NH3 và các oxyt nitơ, trong đó có N2O một loại khí nhà kính nguy hiểm là nguyên nhân gây hiện tượng trái đất nóng lên.

Phân đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ - giải pháp cho nền nông nghiệp bền vững

Phân đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ trên cây lúa

Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm về các giải pháp giúp giảm thất thoát đạm và nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm. Trong số các nghiên cứu giúp giảm thất thoát đạm như bọc Urea bởi formaldehyt, lưu huỳnh… một trong những công nghệ tiên tiến nhất đó là chất kìm hãm phản ứng thủy phân Urea do men Urease gây ra. Gần đây, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp với các nhà khoa học của tập đoàn Koch (Mỹ) ứng dụng rộng rãi sản phẩm Urea bọc Agrotain có tên thương mại là Urea 46A+ (Golden-N®) hay đạm vàng Đầu trâu 46A+, có thể giảm từ 20%-30% lượng đạm bón. 

Vậy, Agrotain là gì?

Agrotain là tên thương mại của hoạt chất N (n-Butyl) thiophosphoric triamide (NBPT), có ức chế hoạt tính của men Urease trong thời gian tới 14 ngày, do vậy hạn chế quá trình chuyển hóa đạm từ phân Urê thành Amoniac sau khi bón. Agrotain được phát minh tại Hoa Kỳ vào đầu những năm 1980, tuy nhiên do chưa tìm được phương pháp sản xuất thương mại với chất lượng ổn định nên bị lãng quên một thời gian. Đến năm 1997, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra phương pháp sản xuất Agrotain dạng lỏng với chất lượng ổn định, không nguy hại cho con người và môi trường và lập tức Agrotain được khảo nghiệm rộng rãi với nhiều loại cây trồng ở Mỹ và cả một số nước khác. khảo nghiệm đều cho thấy là chỉ bổ sung vào phân bón một lượng Agrotain rất nhỏ nhưng đã có tác dụng không những làm tăng năng suất của cây trồng mà còn góp phần tiết kiệm một lượng N rất đáng kể.  Chính nhờ thành công đó mà  chế phẩm Agrotain đã được công nhận là một trong 100 sản phẩm công nghệ nổi bật toàn cầu. Nhờ vậy mà hiện nay Agrotain cũng được khảo nghiệm và sử dụng rộng rãi tai nhiều nước khác trên thế giới. Khi Urê được bón vào đất, men Urease phá vỡ phân tử Urê thành hai phân tử Ammoniac qua quá trình thủy phân. Quá trình này xảy ra trong thời gian vài ngày kể từ khi bón. Các kết quả nghiên cứu trên lúa cho thấy: không xử lý Agrotain, lượng đạm bị mất khoảng 57% trong 5 ngày sau khi bón, khi có xử lý vói Agrotain thì lượng N bị bay hơi chỉ có 19%, còn trên 38% N dễ tiêu cho lúa sử dụng.

Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng Agrotain vào phân bón trên cây trồng

Kết quả nghiên cứu của 8 thí nghiệm trên cây bắp và 8 thí nghiệm trên cây lúa được thực hiện taị các tỉnh của Trung Quốc năm 2017-2018 cho thấy: khi sử dụng Ure có phối trộn Agrotain (0,2%) làm tăng năng suất ngô 9%, và lúa tăng 7%;  khi thiết kế giảm tỷ lệ bón Ure,  trong  2/8 thí nghiệm sử dụng 90%N (giảm 10%N) và 6/8 thí nghiệm sử dụng 80%N (giảm 20%N) đều cho năng suất tương đương hoặc cao hơn so với đối chứng bón 100% N (không xử lý Agrotain)

Ở Việt Nam, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của Đầu trâu 46A+đến phát thải khí nhà kính trên ruộng lúa tại tỉnh Nam Định trong vụ mùa 2014 và vụ Xuân 2015. Kết quả cho thấy, khi bón Đầu trâu 46A+với lượng tương đương 75% so đối chứng không làm giảm năng suất lúa và có thể giảm được 1,4-31,4% CH4 và 6,2- 42,7% lượng phát thải N2O trong phạm vi thí nghiệm.

Phân đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ - giải pháp cho nền nông nghiệp bền vững

Mô hình canh tác lúa thông minh của công ty CP Phân bón Bình Điền đang đem lại hiệu quả cao trong nông nghiệp

Tại hội thi quốc tế về công nghệ sản xuất lúa có tên là “ Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính Agresults” do tổ chức quốc tế Hà Lan (SNV) tổ chức tại tỉnh Thái Bình, Việt Nam, phương án sử dụng phân bón Đầu Trâu TE lúa 1 và Đầu Trâu TE lúa 2 có sử dụng Agrotain bọc vào ure bón cho lúa BC15 trong vụ mùa 2019 đã giúp giảm lượng COelà 1,1102 tấn/ha (giảm11,66%) so với đối chứng tập quán của nông dân. 

Hướng dẫn sử dụng phân bón Đầu trâu 46A+ trên một số cây trồng

Đầu trâu 46A+ còn sử dụng rộng rãi trên nhiều loại cây trồng đều cho hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.

Cây trồng

Lượng bón

Cách sử dụng

Lúa

 

100-150 (kg/ha/vụ)

¼ lượng phân cho thúc cây con , 2/4 thúc đẻ nhánh và ¼ thúc đón đòng

Bắp

150-200 (kg/ha/vụ)

¼ lượng phân cho bón lót khi gieo hạt , 2/4 thúc cây 4-6 lá và ¼ thúc khi cây xoáy nõn

Rau (Rau ăn lá, ăn quả, ăn củ)

150-200 (kg/ha/vụ)

Chia ra từ 3-4 lần bón/vụ, lượng bón tăng khi cây tăng trưởng mạnh

Cây ăn quả (Xoài, sầu riêng, cam quýt…)

0,1-0,5 kg/cây/lần bón, bón từ 3-5 lần/vụ

* Bón ở giai đoạn kiến thiết cơ bản: chia ra làm nhiều lần bón

* Bón cho các giai đoạn kinh doanh: Tập trung sau khi thu hoạch và khi nuôi trái.

Cây công nghiệp ngắn ngày (Mía, khoai mì…)

150-200 (kg/ha/vụ)

Tập trung khi cây tăng trưởng mạnh và khi nuôi củ mì , vươn long mía

Cây công nghiệp dài ngày (Cao su, hồ tiêu, điều …)

150-200(kg/ha/vụ)

Tập trung nuôi cây con, cây tăng trưởng mạnh, bón sau khi thu họach và khi nuôi trái

Ghi chú: Cần bón kết hợp với phân lân, DAP, Kali

Tags:
5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.07000 sec| 807.039 kb